Peter Navarro,ảnhbáoớnlạnhtừtácgiảcuốnChếtdướitayTrungQuốviettel vs hà nội fc tác giả cuốn sách nổi tiếng “Chết dưới tay Trung Quốc”, hiện là Cố vấn Thương mại của Nhà Trắng, cảnh báo cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc sẽ kéo dài.
Lãnh sự quán TQ ở Pakistan bị tấn công
Ông Trump dọa đóng cửa chính phủ Mỹ
Cố vấn Peter Navarro, một người có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh trong vấn đề thương mại, đã chỉ trích Trung Quốc và được cho là đã khuyến nghị Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối một thỏa thuận đình chiến thương mại tồi với nền kinh tế thứ 2 thế giới.
Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Ảnh: Spectator USA |
Giáo sư kinh tế Navarro, cùng với Giáo sư Greg Autry, là đồng tác giả cuốn sách đình đám xuất bản tháng 5/2011 có tựa đề “Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (tạm dịch: Chết dưới tay Trung Quốc - Ðương đầu với Rồng - Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu).
Động thái này diễn ra chỉ vài ngày trước khi Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp được nhiều người kỳ vọng bên lề Hội nghị Cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Buenos Aires (Argentina) vào cuối tháng 11 này, trong đó thương mại dự kiến là nội dung nghị sự trọng tâm. Tuyên bố của ông Navarro như “một gáo nước lạnh” dội vào những hy vọng có được một thỏa thuận đình chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ông Navarro cho rằng, thị trường Phố Wall đang tìm cách gây sức ép với Tổng thống Trump trong vấn đề quan hệ thương mại với Trung Quốc. Theo quan chức này, việc giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là việc của Tổng thống Trump, chứ không phải của Thị trường Phố Uôn, vốn đang chịu tác động bởi cuộc chiến.
Tuy nhiên, hai cố vấn cấp cao khác của Nhà Trắng tuyên bố bình luận của ông Peter Navarro không phản ánh quan điểm chính thức của Tổng thống Trump. Theo các quan chức này, ông Navarro cũng không hề thảo luận hay thông báo với Bộ trưởng Tài chính S. Mnuchin và Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng Larry Kudlow trước khi đưa ra phát biểu trên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh tại Argentina cuối tháng này. Ảnh: Sinoinsider |
Thậm chí, hãng CNBC dẫn lời một quan chức giấu tên của Mỹ cho hay Nhà Trắng đang thu hẹp vai trò của Cố vấn Thương mại Peter Navarro sau khi ông này nảy sinh mâu thuẫn với Giám đốc Larry Kudlow.
Tại cuộc họp mới đây ở Washington, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì nhấn mạnh hai nước cần giải những bất đồng thương mại càng sớm càng tốt. Phát biểu tại cuộc họp báo sau Đối thoại “2+2” Mỹ-Trung, ông Dương Khiết Trì nói rằng “một cuộc thương chiến sẽ chỉ dẫn tới kết cục làm tổn thương cả hai bên và nền kinh tế toàn cầu”.
Giới quan sát đánh giá Chính quyền của Tổng thống Trump đang có những động thái nhằm “hạ nhiệt” xung đột thương mại với Trung Quốc trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình ở Argentina. Hãng tin Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho hay Tổng thống Trump muốn đạt một thỏa thuận với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Argentina.
Ông chủ Nhà Trắng được cho là đã yêu cầu các quan chức chủ chốt của Mỹ bắt đầu soạn thảo những điều khoản tiềm năng, cũng như thúc đẩy một thỏa thuận khả thi với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để nhận định cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề hội nghị G-20 vào cuối tháng này sẽ đạt được đột phá lớn.
Giới phân tích cho rằng mọi thỏa thuận nếu được đưa ra tại Argentina sắp tới nhiều khả năng sẽ chỉ là một “thỏa ước đình chiến” chứ khó có thể đem đến một giải pháp cuối cùng và toàn diện cho cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đó có thể là cam kết rút lại các khoản thuế bổ sung, hoặc thậm chí là dỡ bỏ một số khoản thuế đã áp đặt, trong khi giới chức cấp cao tiếp tục đàm phán về một thỏa thuận quy mô hơn, toàn diện hơn. Chỉ một trong số các kết quả trên cũng có thể được xem là thành quả quan trọng và được các thị trường hoan nghênh. Song về đại cục, Bắc Kinh và Washington vẫn còn các cuộc đàm phán gian nan phía trước.
Phát biểu với Fox News, ông Larry Kudlow cho biết “đã có một cuộc thảo luận khá lâu về lập trường của Trung Quốc” với Tổng thống Trump và ông Trump tin rằng Trung Quốc muốn có được một thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Kudlow cũng thừa nhận nếu các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Buenos Aires diễn ra suôn sẻ thì “đó vẫn sẽ là sự khởi đầu của một tiến trình kéo dài và khó khăn”.
Trong khi đó, các nhà phân tích tại Trung Quốc cũng nhận định Bắc Kinh vẫn chưa thể gạt bỏ những bất bình và khúc mắc trong các cuộc đàm phán trước với Mỹ. Zhou Xiaoming, từng là một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, cho rằng một trong những lo ngại của giới chức nước này là Chính quyền Mỹ lại sẽ tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải có những thay đổi mà Chủ tịch Tập Cận Bình không bao giờ có thể chấp nhận.
Chủ tịch Tập Cận Bình khó có thể đưa ra nhượng bộ đối với việc từ bỏ hoặc đơn giản là chỉ giảm bớt các biện pháp bảo hộ nhà nước, động thái có thể gây rủi ro lớn cho nền kinh tế thứ 2 thế giới. Và mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn khi Trung Quốc cho rằng nếu nước này không thể đáp ứng những yêu sách của Washington, Mỹ “sẽ chuyền quả bóng sang sân Trung Quốc và qui trách nhiệm cho việc đàm phán thất bại”.
Theo Baotintuc
Mỹ lại tấn công hành xử thương mại của Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lại lên tiếng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi các chính sách thương mại "bất công" của nước này đối với Mỹ.