Bệnh nhân 64 tuổi có địa chỉ ở Long Biên (Hà Nội) vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khám vào cuối tháng 9. Ông làm nghề xây dựng,óiquenhútthuốclákhiếnngườiđànôngHàNộimấtmộtláphổivìungthưu20 mỹ thâm niên hút thuốc lá, thuốc lào trên 40 năm. Nói với bác sĩ, ông cho biết ngoài các dấu hiệu trên, ông không đau ngực, không khó thở.
Sau khi phát hiện u ở phổi trái, ông được nhập viện điều trị tại khoa Ung bướu. Tại đây, các bác sĩ chỉ định khám tầm soát như nội soi dạ dày, đại tràng, chụp cắt lớp sọ não, cắt lớp vi tính phổi, sinh thiết xuyên thành, nội soi khí phế quản.
Ngoài việc phát hiện tế bào lạ nghi ngờ ác tính, bác sĩ xác định khối u xâm lấn làm tắc hoàn toàn phế quản gốc bên trái và chiếm gần hết nhu mô phổi trái.
Sau khi hội chẩn với chuyên khoa Mạch máu lồng ngực, Gây mê hồi sức, các bác sĩ thống nhất phẫu thuật cắt toàn bộ phổi trái kèm nạo vét hạch cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật được tiến hành trong 2 giờ. Trong mổ, bác sĩ phát hiện khối u chiếm gần hết nhu mô phổi, gây dính nhiều vào lá thành màng phổi. Kết quả sinh thiết tức thì trong lúc mổ cho chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy không biệt hóa.
Kíp mổ đã tiến hành cắt toàn bộ phổi trái nạo vét hạch. Sau mổ ngày thứ 5 bệnh nhân tự ngồi dậy, tự thở không cần oxy hỗ trợ...
Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, khoa Ngoại tổng hợp, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, cho biết mổ cắt cả phổi điều trị ung thư là một phẫu thuật lớn, nặng nề cả về mặt ngoại khoa và gây mê hồi sức. Đây cũng là ca cắt toàn bộ phổi trái đầu tiên được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận hơn 26.200 ca mắc mới ung thư phổi và gần 24.000 ca tử vong vì căn bệnh này. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, thuốc lá là nguyên nhân chính, chiếm trên 90% gây ra bệnh ung thư phổi và trên 30% gây ra các loại ung thư khác.
Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao trên thế giới, theo thống kê, hiện có 22,5% người trưởng thành ở nước ta sử dụng thuốc lá, tương ứng với 15,6 triệu người, đại đa số là nam giới.
Để phòng chống ung thư phổi và các loại bệnh ung thư, bệnh không lây nhiễm khác, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khuyến cáo người dân cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá, vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so với các loại ung thư khác.
Bên cạnh đó, phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ và mỗi người phải có thói quen khám sức khoẻ định kỳ.
"Với những người có tiền sử hút thuốc lá, chúng tôi khuyến cáo sau 40 tuổi và sau 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư phổi nói riêng, các bệnh ung thư khác nói chung", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.
Bị ung thư phổi giai đoạn cuối, ông bố trẻ quay clip gửi lại cho con gái 4 tuổiMắc ung thư phổi giai đoạn cuối, anh Hai đã ghi lại hành trình chữa bệnh của mình, đưa lên mạng xã hội với hi vọng sau này con gái trưởng thành biết được cha đã cố gắng như thế nào.