La liga

Đầu tư kỹ năng nghề cho người lao động để phục hồi kinh tế_ligue pháp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Đầu tư kỹ năng nghề cho người lao động để phục hồi kinh tế_ligue pháp

{keywords}
Ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021,Đầutưkỹnăngnghềchongườilaođộngđểphụchồikinhtếligue pháp ông Trương Anh Dũng – Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp nhấn mạnh, cuộc suy thoái kinh tế lần này do đại dịch Covid-19, mặc dù không phải là một cuộc suy thoái kinh điển, nhưng có điểm chung so với 8 cuộc suy thoái kinh tế lớn kể từ cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 chính là mức độ sụt giảm nhanh của GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường lao động và việc làm bị tác động và phân hóa mạnh mẽ.

Trong bối cảnh đó, phần lớn các nhà tuyển dụng đều nhận ra giá trị của việc đầu tư vốn con người, kêu gọi khu vực công cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho việc nâng cao kỹ năng nghề cho những người lao động để góp phần phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.

‘Điểm nghẽn’ về chất lượng nhân lực

Theo ông Dũng, Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng với 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn lại chính là chất lượng nguồn nhân lực bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,6%, chỉ số kỹ năng và chất lượng đào tạo nghề tuy tăng ấn tượng nhưng vẫn ở mức 97/140, có khoảng cách xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN.

{keywords}
 

Bên cạnh đó, tỷ lệ người lao động có trình độ đại học trở lên nhưng lại làm những vị trí công việc chỉ yêu cầu trình độ cao đẳng trở xuống tăng nhanh trong 10 năm qua (từ 12% lên 25%). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lao động thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hai thập kỷ rưỡi qua.

“Chúng ta sẽ hết cơ hội (hay nói cách khác là HẾT GIỜ) để tranh thủ thời cơ dân số vàng và bắt kịp với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực nếu không tăng tốc phát triển nhân lực có kỹ năng, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xu hướng tự động hóa, điện tử hóa, số hóa, tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế” – ông Trương Anh Dũng nói.

Bên cạnh đó, khi nối lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nhu cầu lao động có kỹ năng cao tăng trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung lao động, thậm chí đứt gãy chuỗi cung ứng lao động có kỹ năng nghề sẽ hiện hữu nếu như chậm tiến độ bao phủ vắc-xin, các cơ sở đào tạo chưa được mở cửa trở lại.

Ông Dũng đưa ra con số, nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động TP.HCM là 21% có trình độ đại học, khoảng 66% tốt nghiệp trường nghề, và 13% chưa qua đào tạo.

Phát triển nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế

Để phục hồi kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh dịch bệnh, bên cạnh tiến độ bao phủ vắc xin và các trụ cột quan trọng như: Phục hồi chuỗi cung ứng, bảo đảm lưu thông hàng hoá, hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn có tác động lan toả, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế; Nâng cao chất lượng thể chế; Có chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa đồng bộ, hiệu quả… thì theo ông Dũng quan trọng nhất vẫn là phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng và hiệu quả cao.

{keywords}
 

Ông Dũng cho rằng, trước mắt, cần cho kéo dài ít nhất 1 năm nữa việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

Đồng thời, cần bổ sung thêm chính sách và nguồn lực để đặt hàng đào tạo kỹ năng, tay nghề ngắn hạn cho học sinh, sinh viên và người lao động không thuộc đối tượng đào tạo từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề của thị trường lao động, nhất là khu vực, địa bàn thành thị tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi mà các chính sách hỗ trợ đào tạo cho vùng nghèo, vùng dân tộc, vùng nông thôn trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia không bao phủ.

Chính sách này, sẽ thu hút được lượng lớn lao động đã về quê do mất việc, thất nghiệp…đào tạo họ để họ quay lại các khu công nghiệp, các thành phố lớn đang thiếu hụt nhân lực trong thời gian ngắn nhất. Chính sách này cũng sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng nghề lại ngày tăng cao khi đón nhận làn sóng đầu tư FDI mới dịch chuyển vào Việt Nam, rồi doanh nghiệp thay đổi cơ cấu sản xuất, có thêm nhiều đơn hàng mới...

Về trung hạn và dài hạn, theo ông Dũng cần chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu việc làm và nhu cầu đào tạo trong lĩnh vực ngành, nghề; tăng nhanh quy mô đào tạo nghề; ưu tiên ngân sách để đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ cho 70 trường chất lượng cao, 150 nghề trọng điểm; 20 nghề, kỹ năng tương lai theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, chuyển đổi số mạnh mẽ và thay đổi phương thức đào tạo để tối ưu hóa nguồn lực đầu tư, thích ứng với bối cảnh dịch bệnh và yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo theo xu hướng quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác công, tư; gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

Ở phạm vi toàn cầu, báo cáo mới đây của Diễn đàn kinh tế thế giới cho thấy dưới tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, trong 5 năm tới trên 80% doanh nghiệp gia tăng làm việc từ xa và chuyển sang số hóa nhanh chóng các quy trình làm việc; tỷ lệ tự động hóa lên tới 50%, và 1 tỷ lệ tương ứng người lao động cần được đào tạo lại, bổ sung những kỹ năng mới để phù hợp với yêu cầu công việc.

Báo cáo trên kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch Covid-19. Việc đầu tư quy mô rộng vào đào tạo nâng cao kỹ năng có tiềm năng thúc đẩy GDP tăng thêm 0,5-2%, thậm chí nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế coi kỹ năng là đơn vị tiền tệ mới trong thế kỷ 21 bởi nó đem lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn và cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngọc Linh

Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để bắt kịp xu hướng thế giới

Đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao để bắt kịp xu hướng thế giới

Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, trong bối cảnh thay đổi của công nghệ 4.0, hoạt động đào tạo cũng cần chuyển hướng để bắt kịp với xu hướng thế giới về việc làm và kỹ năng cho lực lượng lao động.

copyright © 2025 powered by PhongThuyBet   sitemap