Ngày 1/4,ìnhThuậnsẽhoànthànhnhiệmvụtrọngtâmchuyểnđổisốnăkết quả bóng đá giao hữu nữ Sở TT&TT tỉnh Bình Thuận cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số năm 2024.
Kế hoạch nêu rõ tập trung phát triển hạ tầng, dữ liệu, nền tảng số, đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể, về chính quyền số, tiếp tục rà soát thực hiện 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Tỷ lệ dữ liệu số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 60%; tiếp tục rà soát thực hiện 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế xã hội phục vụ việc chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ…
Về kinh tế số, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 9%, năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%, tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sử dụng nền tảng chuyển đổi số đạt 60%. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 30%, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 8%, tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 1,5%.
Về xã hội số, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới 90% hộ gia đình, trường học, bệnh viện, tỷ lệ phổ cập dịch vụ mạng băng rộng di động 4G/5G đạt 90%, tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán điện tử đạt 80%, tỷ lệ dân số có danh tính số đạt 100%...
Ngoài ra, kế hoạch còn hướng đến hoàn thành 10 nhiệm vụ chuyển đổi số của địa phương gồm: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng, chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, UBND tỉnh Bình Thuận đề ra 6 giải pháp thực hiện. Cụ thể, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tổ chức chỉ đạo, tham mưu nhiệm vụ về chuyển đổi số; huy động nguồn lực phát triển hạ tầng, nền tảng và dữ liệu số; kiện toàn tổ chức bộ máy và thu hút, phát triển nguồn nhân lực tham mưu, triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số.
Liên kết, hợp tác và nghiên cứu, phát triển; đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tổ chức tập huấn kỹ năng số và các dịch vụ số thiết yếu với quy mô lớn cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ…
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được giao. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh chủ động ưu tiên các nguồn lực để khẩn trương đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng số, nền tảng số và các dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông.