Chuyện chưa kể về 2 mẹ con nghệ sĩ cùng làm nhà giáo 50 năm gắn bó với đàn tranh_bongdaso.n
Nhà giáo Thuý Hoan và con gái - nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng là khách mời của Khách sạn 5 saophát sóng trưa 17/11 trên VTV3. Chương trình mang tới câu chuyện thú vị của gia đình có 2 nghệ sĩ,ệnchưakểvềmẹconnghệsĩcùnglàmnhàgiáonămgắnbóvớiđàbongdaso.n 2 nhà giáo dùng nhạc cụ dân tộc.
TS.NSƯT Hải Phượng, sinh năm 1969, hiện là Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống - Nhạc viện TPHCM. Chị đã có gần 50 năm gắn bó với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, cây đàn tranh đã theo chị đi hơn 20 nước trên thế giới.
NSƯT Hải Phượng đến với đàn tranh từ năm 5 tuổi và 7 tuổi chính thức theo học tại Nhạc viện TPHCM – năm đầu tiên Nhạc viện tuyển sinh. Tài năng của chị được khẳng định khi giành giải Nhất Cuộc thi Tài năng trẻ đàn tranh năm 1992 và sau đó là liên tiếp lời mời biểu diễn từ trong nước đến quốc tế.
Là người nghệ sĩ được thừa hưởng từ một nếp nhà gia giáo, có truyền thống đam mê âm nhạc, sự trưởng thành của TS.NSƯT Hải Phượng được giới chuyên môn nhận xét là bước tiếp nối đầy tự hào từ mẹ và người thầy kính yêu của chị - cố GS-TS Trần Văn Khê.
Hải Phượng khi mới 5 tuổi đã được mẹ là nhà giáo Phạm Thúy Hoan, giảng viên Trường Âm nhạc Quốc gia truyền dạy đàn tranh. NSƯT Hải Phượng xem đó như một cái duyên đã thay đổi cả cuộc đời của mình. Chị kể: "Khi Phượng còn nhỏ, mỗi giờ tập là Phượng để một cái đồng hồ. Khi nào hết giờ, nó reng lên là mình được đi chơi, thích lắm. Cứ chờ nhiều khi nhìn sao đồng hồ nó không chạy, nó cứ đứng hoài à".
Trong không gian của Khách sạn 5 sao,NSƯT Hải Phượng chia sẻ từ khi bắt đầu sự nghiệp, chị luôn mang trong mình một niềm đam mê sâu sắc với âm nhạc dân tộc, đặc biệt là cây đàn tranh. Đối với chị, việc dạy học không chỉ là truyền đạt kỹ thuật chơi đàn mà còn là cơ hội để nuôi dưỡng tình yêu và sự hiểu biết về văn hóa âm nhạc dân tộc cho thế hệ trẻ.
Chị tâm sự: "Tôi không mong các em trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng mà mong rằng qua mỗi nốt đàn, các em sẽ cảm nhận được vẻ đẹp và hồn cốt của âm nhạc dân tộc. Dù các em có theo đuổi nghệ thuật hay không nhưng trong tim mỗi người sẽ luôn có một phần tinh túy của dân tộc, một tâm hồn Việt Nam. Đó là điều tôi mong muốn nhất khi dạy học. Với NSƯT Hải Phượng, âm nhạc không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh để kết nối và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống qua từng lớp học.
Tình yêu dành cho đàn tranh của NSƯT Hải Phượng cũng lớn dần theo năm tháng. "Hơn 45 năm trôi qua, tôi dồn hết tâm tư vào tiếng đàn. Nhạc cụ này, có thể nói như là cuộc sống thứ hai của tôi. Và vì là cuộc sống, với sự nối tiếp từ đời mẹ đã truyền dạy đàn tranh cho tôi nên ngày nay, tôi tiếp tục truyền lửa và vun đắp tình yêu đàn tranh cũng như nhạc cụ dân tộc đến thế hệ trẻ".
Là người nghệ sĩ được thừa hưởng từ một nếp nhà gia giáo, có truyền thống đam mê âm nhạc, sự trưởng thành của NSƯT Hải Phượng được giới chuyên môn nhận xét là bước tiếp nối đầy tự hào từ mẹ và người thầy của chị - cố GS.TS Trần Văn Khê.
Nhà giáo Thuý Hoan cho biết năm nay bà 82 tuổi nhưng đã đi dạy từ năm 20 tuổi. Bà nói thế hệ tiếp nối có vững nhạc cổ truyền rồi sáng tác mới đậm nét của nhạc Việt Nam, văn hoá nước nào mà giữ được sẽ được tôn trọng.
Quỳnh An
Ảnh, clip: VTV