Bố mẹ bán nhà 2,ốmẹbánnhàchođiduhọcvềnướcnữsinhlạichậtvậttìmviệnhận định ý3 tỷ cho con đi du học
Đầu tháng 3 vừa qua, The Sohu đăng tải câu chuyện về gia đình bán căn nhà bên hồ Đại Minh (Tế Nam, Trung Quốc) cho con đi học nhưng khi về nước, mức thu nhập của con không như kỳ vọng. Câu chuyện này không mới nhưng được chia sẻ lại, vẫn gây chú ý với dư luận ở Trung Quốc.
Nữ sinh trong bài viết là Hiểu Hiểu (SN 1995, ở Tế Nam) xuất thân trong gia đình bố mẹ đều là công chức nhà nước. Để có tiền cho con gái đi du học, năm 2012, bố mẹ Hiểu Hiểu phải bán căn nhà ở ven hồ Đại Minh do ông nội để lại, với giá gần 700.000 NDT (hơn 2,3 tỷ đồng).
Đầu năm lớp 12 Hiểu Hiểu chuẩn bị mọi thứ để sang nước ngoài. Cô cho biết, cô chọn ra nước ngoài vì kết quả thi đại học trong nước thấp, không đủ điểm xét tuyển.
Do đó, năm 2013, sau khi tốt nghiệp THPT, Hiểu Hiểu sang Australia học đại học. "Khi đó, tôi chưa có định hướng cụ thể ra nước ngoài học ngành gì. Tôi cảm thấy ngành truyền thông khá mới và điểm đầu vào tương đối thấp, nên tôi đã chọn chuyên ngành này".
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành truyền thông. Hiểu Hiểu may mắn được nhận vào Đại học Công nghệ Queensland. Sau 5 năm ở Australia, để có được bằng đại học và thạc sĩ gia đình Hiểu Hiểu phải chi trả khoảng 2 triệu NDT (6,8 tỷ đồng).
Thay vì ở lại Australia tìm việc, Hiểu Hiểu quyết định về nước sau 5 năm đi du học. Cũng giống như các du học sinh khác, Hiểu Hiểu kỳ vọng với tấm bằng thạc sĩ từ Australia trở về sẽ tìm được công việc lương cao. Tuy nhiên con đường tìm việc làm ưng ý của cô vô cùng khó khăn.
Cô bắt đầu nộp đơn xin việc vào các công ty. Sau 2 tháng về nước, Hiểu Hiểu nhảy việc đến 2 lần. Cô bất ngờ với mức lương được trả sau khi đi du học về.
Nói với truyền thông, mẹ Hiểu Hiểu cho biết: “Tôi cứ nghĩ con gái học vấn cao, có mác du học, về nước sẽ tìm được việc lương cao. Nhưng thực tế thì ngược lại. Con gái tôi đi du học về nhưng chỉ tìm được công việc trái ngành có mức lương thấp. Đây là điều tôi chưa bao giờ tưởng tượng”.
Nhận được mức lương thấp, Hiểu Hiểu tâm sự: “Tiền lương có thể tăng, nhưng tính chất công việc khiến tôi không hài lòng. Vì công việc này không phát huy được giá trị của tôi. Những gì tôi học được, sau khi về nước gần như không dùng đến”.
Không hối hận về quá khứ
Hiểu Hiểu hài lòng với thực tại: "Lợi ích của việc đi du học không thể đo đếm bằng tiền. Tôi đã mở rộng được suy nghĩ, học hỏi được nhiều kiến thức, gặp được nhiều người thầy và bạn giỏi".
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại Hiểu Hiểu cho biết, không hối hận về quyết định đi du học trong quá khứ. Với cô, đây là những trải nghiệm sẽ không có được nếu học ở Trung Quốc.
"Việc đi du học giúp tôi trưởng thành hơn, độc lập hơn. Tôi học được cách giải quyết vấn đề một mình. Đặc biệt, trong quá trình học tôi tiếp thu được các phương pháp nghiên cứu khoa học, trau dồi khả năng tư duy logic. Điều này giúp ích cho công việc của tôi", với Hiểu Hiểu đây là thứ không thể đo bằng tiền, bởi nó là trải nghiệm vô giá.
Bên cạnh đó, Hiểu Hiểu cũng gặp áp lực về vấn đề kinh tế. Cô cho biết, bố mẹ không chờ đợi việc con gái "hồi vốn", nhưng đôi khi lời nói của họ làm cô tổn thương. Mẹ Hiểu Hiểu thường đùa rằng: “Mẹ không biết liệu cả đời này có được tiêu tiền của con kiếm ra không”.
Khi nhắc đến tương lai, Hiểu Hiểu bộc bạch: “Dù cuộc sống có như nào, tôi cũng sẽ cố gắng hết sức”. Năm 2019, cô tiếp tục học lên tiến sĩ tại Đại học Sơn Đông. Hiểu Hiểu cho biết: "Mẹ mong muốn tôi sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, sẽ làm giảng viên đại học".
Nói về mong muốn của bản thân, Hiểu Hiểu tâm sự: "Tôi muốn được trở thành một phóng viên, thế nhưng mẹ tôi không muốn như vậy. Tôi hy vọng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, với tấm bằng đại học và thạc sĩ ở Australia tôi sẽ thuận lợi tìm được việc làm".
Câu chuyện gia đình đầu tư khoản tiền lớn cho con đi du học nhưng khi về nước lại không như kỳ vọng không hiếm tại Trung Quốc.
Vừa qua, truyền thông nước này cũng xôn xao về việc một gia đình ở Thượng Hải bán nhà 6,7 triệu NDT (hơn 23 tỷ đồng) cho con trai đi du học Mỹ. Về nước, nam sinh nhận mức lương bèo bọt.
Trước đó, một cặp vợ chồng ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng bán nhà cho con đi du học Mỹ. Sau khi về nước, nam sinh không tìm được việc làm phù hợp nên quyết định kinh doanh khí cười trái phép và vướng vào vòng lao lý.
An An (Theo Sohu)