“Sững sờ” hay “Sửng sờ”?ỹsưITvớifanpageTiếngViệtgiàuđẹphúthồncộngđồngmạtỉ lệ cược Khi muốn miêu tả trạng thái quá ngạc nhiên đến nỗi không thể phản ứng lại, ta nên dùng từ “sững sờ” hay “sửng sờ”?
“Minh tinh" là từ thường dùng để chỉ những nghệ sĩ danh tiếng, như trong “minh tinh màn bạc". Tuy nhiên nếu chịu khó tra cứu, ta sẽ thấy có những tư liệu định nghĩa “minh tinh" là “dải lụa ghi tên tuổi, chức tước của người mất trong đám tang". Tại sao lại có sự kì khôi như vậy?
“Bồi hồi” có phải là cảm giác bồn chồn, lo lắng?
“Bí ẩn” sau từ “ba hoa”…
Nếu như lỡ “sa chân” vào trang Tiếng Việt giàu đẹp, độc giả có thể được dẫn đi hết từ bất ngờ này đến thú vị khác. Bởi những từ, ngữ tưởng như vốn dĩ đã rất quen thuộc hóa ra chưa chắc đã như ta hiểu.
Khá ngạc nhiên rằng một trang web phong phú về Tiếng Việt lại không phải do một nhà ngôn ngữ học hay một “người già” nào lập ra, mà do một người còn rất trẻ, theo ngành công nghệ thông tin, đang sống và làm việc tại Nhật Bản, làm chủ nhiệm.
Lê Trọng Nghĩa - Chủ nhiệm tổ chức Tiếng Việt giàu đẹp |
Cách đây gần 10 năm, Lê Trọng Nghĩa - học sinh lớp 11 Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM lập ra trang Tiếng Việt giàu đẹpchỉ vì niềm yêu thích với ngôn ngữ mẹ đẻ.
“Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc tạp chí Kiến thức Ngày nay, trong đó có chuyên mục Chuyện Đông, chuyện Tây của học giả An Chi với nhiều kiến thức thú vị về Tiếng Việt.
Khi đó chưa có một trang nào trên Internet chia sẻ, giải thích về Tiếng Việt nhưng lại có rất nhiều trang về Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật… với những phân tích rất lý thú. Nên từ đó, tôi mong muốn được làm theo học giả An Chi, chia sẻ những kiến thức về Tiếng Việt”.
Trang Tiếng Việt giàu đẹpđược Nghĩa dựng nên với mong muốn đó. Tuy nhiên, bước đầu đây mới chỉ là những chia sẻ cá nhân.
Sau đó, Nghĩa lần lượt bước vào những thay đổi lớn trong cuộc sống. Học khối A, nhưng cũng rất khá môn Văn, khi còn mông lung trong định hướng nghề nghiệp, Nghĩa quyết định thi khối A vào Trường ĐH Bách khoa và khối D vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Cuối cùng, Nghĩa lựa chọn học công nghệ thông tin. Sau 2 năm học ở Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Nghĩa giành được học bổng và sang Nhật du học tại ĐH Osaka.
“Vì ưu tiên cho việc học nên tôi đã bỏ mặc dự án 'Tiếng Việt giàu đẹp' một thời gian. Tuy vậy, thỉnh thoảng tôi cũng viết một số bài đăng lên.
Mặc dù chỉ với một số lượng bài ít ỏi nhưng… chẳng hiểu sao, lượng truy cập và tham gia Tiếng Việt giàu đẹpcứ thế tăng lên. Điều đó cho thấy sự “khát” kiến thức và mong muốn tìm hiểu của cộng đồng là rất lớn” – Nghĩa chia sẻ về nguồn động viên khiến anh “trở lại”.
Đó là năm 2019, khi Nghĩa cảm thấy mình thực sự trưởng thành sau khi đã hoàn thành chương trình đại học và quyết định ở lại làm việc tại Nhật Bản.
“Tôi cảm thấy phải có trách nhiệm hơn với dự án Tiếng Việt giàu đẹp, với mong muốn có thật nhiều người tham gia hưởng ứng".
Ban đầu, Nghĩa chỉ tìm và chia sẻ những bài viết của học giả An Chi. Nhưng sau đó, anh đã tra cứu tận gốc các tài liệu để đưa lên trang và cũng tự viết được những bài chuyên nghiệp hơn.
Năm 2021, Nghĩa và các cộng sự lần đầu tiên tổ chức dự án Ngày Tôn vinh tiếng Việt 21/2 và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía cộng đồng…
Sau dự án, nhờ sự động viên của độc giả trong nhiều lĩnh vực, Tiếng Việt giàu đẹpquyết định “bước từ mạng xã hội ra đời thật”, chuyển mình từ một trang Facebook sang một tổ chức phi lợi nhuận với khoảng 40 thành viên, chuyên thực hiện các dự án bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của Tiếng Việt.
Cho tới nay, Tiếng Việt giàu đẹpđã có được khoảng hơn 77.000 lượt yêu thích trên Facebook và mở rộng trên nhiều nền tảng như website, Youtube…
Lý giải cho sự quyết tâm đầu tư vào một dự án phi lợi nhuận, mỗi ngày “ngốn” vài giờ đồng hồ này, Nghĩa cho biết hiện nay nhiều kênh học tiếng nước ngoài trở nên cực kì phổ biến và được hàng triệu người hưởng ứng, theo dõi.
“Thế nhưng, song song với đó lại là sự mai một của Tiếng Việt khi những kênh bảo tồn Tiếng Việt lại không được dành nhiều sự quan tâm và chưa được đầu tư đúng mức, dẫn đến tình trạng sai chính tả ngày càng nhiều và xu hướng cho rằng dùng Tiếng Anh hay tiếng khác nghe chuyên nghiệp, hiện đại hơn…" - Nghĩa chia sẻ.
“Mọi người và trên báo chí hay các phương tiện truyền thông thường lên án cách dùng Tiếng Việt của nhiều bạn trẻ bây giờ. Chúng tôi không phê phán cái xấu mà chọn cách đề cao cái hay, cái tốt. Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng nhằm lan tỏa rộng rãi tới mọi người những tinh hoa của tổ tiên gửi gắm trong tiếng mẹ đẻ, để cộng đồng thấy được rằng ngôn ngữ dân tộc cũng hay, cũng đẹp, cũng đáng trân trọng không kém bất kỳ thứ tiếng nào trên thế giới”.
Khi được hỏi những từ nào của Tiếng Việt khiến cậu thích thú nhất, Nghĩa cho biết có một từ nghe thì hơi buồn nhưng luôn khiến cậu cảm thấy thú vị.
“Là từ “tang thương”. Từ này hiện nay vẫn đang được dùng với ý nghĩa đau buồn, giống như các từ tang tóc đau thương.
Nhưng thực ra, đây là từ gốc Hán, mà gốc Hán vốn là “tang thương”, mà “tang” là “cây dâu”, “thương” là “màu xanh”.
“Tang thương” vốn xuất phát từ câu “thương hải biến vu tang điền” tức biển xanh biến thành ruộng dâu, dùng để chỉ sự biến đổi của cuộc sống, cũng dùng để chỉ sự đổi thay của đời người. Đây cũng là nguồn gốc của từ “bể dâu”.
Chúng tôi mong mọi người cùng được biết những kiến thức thú vị như vậy của Tiếng Việt, để vẻ đẹp của Tiếng Việt được lan tỏa, bảo tồn và phát huy".
Phương Chi
Có một trang web miễn phí cùng với sản phẩm là công cụ tìm kiếm bài tập ra đời vào năm 2013 bởi một cậu bé đang học lớp 6.