Phát huy giá trị di tích
Định Hóa,áiNguyênđầutưtôntạopháthuygiátrịditích ATKĐịnhHókq kawasaki Thái Nguyên với địa hình rừng núi bao quanh, dễ dàng sang Tuyên Quang, ngược Bắc Kạn - Cao Bằng và về xuôi theo hướng tỉnh lỵ Thái Nguyên, hoặc vượt sang Đại Từ theo sườn Đông Tam Đảo để về Hà Nội. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn có truyền thống yêu nước, đùm bọc và chở che cán bộ hoạt động cách mạng.
Chính vì vậy, ngay sau khi thực dân Pháp quay trở lợi xâm lược nước ta, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chọn Định Hóa là ATK tuyệt mật. Nơi đây trở thành “Thủ đô kháng chiến” cho đến khi kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn, kết thúc bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Định Hóa là địa phương có nhiều di tích lịch sử nhất của Thái Nguyên, với 183 điểm di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 1 di tích Quốc gia đặc biệt (gồm 13 điểm di tích); 18 di tích Quốc gia và 27 di tích cấp tỉnh. Những năm qua, huyện Định Hóa đã cùng các cấp các, ngành đặc biệt quan tâm đến công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.
Từ năm 2015 đến nay, Định Hóa phối hợp với các cấp, ngành để tôn tạo, bảo tồn trên 50 di tích. Đặc biệt, huyện đã và đang triển khai Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
Đối với Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đang đầu tư 40 tỷ đồng (trong đó có 20 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và 20 tỷ đồng xã hội hóa) để tiến hành cải tạo, sửa chữa Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Di tích lịch sử Đồi Phong tướng (nơi Bác Hồ chủ trì Lễ phong chức Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, ngày 28/5/1948), Quân khu 1 cũng đang triển khai tu bổ, tôn tạo, với tổng kinh phí gần 42 tỷ đồng…
Việc bảo tồn, tôn tạo các điểm di tích lịch sử tại ATK Định Hóa nhằm tưởng nhớ, tri ân với các thể hệ đi trước và có ý nghĩa đặc biệt trọng giáo dục truyền thống yêu nước của Nhân dân ta đối với các thế hệ trẻ. Mỗi năm, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách và Nhân dân từ mọi miền đất nước đến tham quan, tìm hiểu lịch sử.
Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, có gần 1.170 đoàn khách, với hơn 55 nghìn lượt người đến tham quan, tìm hiểu tại Khu di tích. Đặc biệt, trong số khách đến thăm có nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên. Các em đến đây với tâm trạng háo hức tìm hiểu về lịch sử. Nhiều nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hoặc kết nạp đội viên, đoàn viên tại các điểm di tích lịch sử.
Ông Bùi Huy Toàn, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, cho biết: Để phục vụ Nhân dân, du khách tốt hơn, Ban tích cực chuyển đổi số, như: Chỉ dẫn kết nối giao thông; số điện thoại liên lạc; số hóa một số tư liệu về di tích trên website của đơn vị… đồng thời phối hợp tổ chức chương trình trải nghiệm cho các em học sinh, sinh viên tại Khu di tích.
Xây dựng ATK Định Hóa ngày càng trù phú
Những năm qua, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Định Hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nỗ lực xây dựng huyện ATK ngày càng giàu đẹp. Định Hóa đã thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tính đến cuối năm 2021, so với các tiêu chí huyện NTM, Định Hóa mới đạt 2/9 tiêu chí, nhiều xã chưa đạt chuẩn NTM, gần 33% số hộ nghèo và cận nghèo; gần 1.000 hộ dân ở nhà dột nát... Nhưng với quyết tâm rất cao, tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa xây dựng đề án, thành lập ban chỉ đạo xây dựng Định Hóa trở thành huyện NTM, phân công cụ thể cho các sở, ngành hỗ trợ; huy động và sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy nội lực để tập trung thực hiện các tiêu chí chưa đạt.
Nhờ sự quan tâm của Trung ương, tỉnh và sự đoàn kết, đồng thuận của Nhân dân, từ năm 2021 đến hết 2023, Định Hóa xây mới 50km đường giao thông, 30km kênh mương, xây mới và sửa chữa 164 phòng học, xóa nhà dột nát cho 963 hộ nghèo. Để nâng cao đời sống của bà con, huyện tập trung hỗ trợ người dân phù hợp với điều kiện của từng hộ, như: Vốn, tư liệu sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi.
Qua đó, đời sống của bà con trên địa bàn không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn 9,98%. Đến cuối năm 2023, Định Hóa có 22/22 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 thị trấn (Chợ Chu) đạt chuẩn đô thị văn minh. Mới đây, Thủ tướng đã ban hành quyết định công nhận Định Hóa đạt chuẩn huyện NTM.
Văn Chương