Vĩnh Phúc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm an toàn thông tin mạng_dnipro-1 – oleksandria
Trong Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch 203/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án Thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030,ĩnhPhúctăngcườngđàotạonguồnnhânlựcbảođảmantoànthôngtinmạdnipro-1 – oleksandria ngoài các kết quả về Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Hoạt động tham mưu và triển khai thể chế số; Hoạt động triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách thủ tục hành chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp; Sở TT&TT đã đưa ra các kết quả đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm cho các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, trong năm 2023, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho 2.042 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị.
Trong đó gồm có 10 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho 300 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã; 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức an toàn, an ninh mạng cho 136 công chức cấp xã làm về công nghệ thông tin; 1 lớp đào tạo nghiệp vụ nâng cao cho 30 cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách; 20 lớp nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số cho 1.534 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị; và 01 đợt diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Vĩnh Phúc cho 42 cán bộ quản trị mạng, phụ trách công nghệ thông tin của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh.
Đáng chú ý, hoạt động giám sát an toàn thông tin được thực hiện liên tục; triển khai hệ thống lưu trữ nhật ký, cảnh báo sự kiện an toàn thông tin tập trung bằng phần mềm nguồn mở; ngăn chặn 100% các trường hợp tin tặc sử dụng các máy chủ C&C để điều khiển, phát tán mã độc, thư rác vào các hệ thống thông tin của tỉnh; duy trì bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp, chia sẻ thông tin giám sát an toàn hệ thống thông tin về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; hoàn thiện đánh giá an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của tỉnh kết nối vào Cơ sở dữ liệu Dân cư của Bộ Công an.
Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 59/68 (86,8%) hệ thống thông tin được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin, đạt chỉ tiêu (80%). Trong đó, số lượng các hệ thống thông tin được phê duyệt theo cấp độ là: 7 hệ thống cấp độ 3; 50 hệ thống cấp độ 2; 2 hệ thống cấp độ 1.
Ngoài ra, còn 4 hệ thống đang trong quá trình thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ và 5 hệ thống đang trong quá trình lập hồ sơ đề xuất cấp độ.
Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng có sử dụng giải pháp an toàn thông tin mạng cơ bản. Các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai các giải pháp an toàn thông tin mạng cơ bản cho toàn bộ thuê bao trên địa bàn tỉnh...
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2024 tỉnh Vĩnh Phúc cũng nhấn mạnh: Cần củng cố an toàn thông tin, an ninh mạng; nâng cấp máy tính, mạng máy tính của các cơ quan, đơn vị. Triển khai kho dữ liệu điện tử dùng chung, cổng dữ liệu mở, các nền tảng dữ liệu dùng chung kết nối, đồng bộ với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh và tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia. Triển khai hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung của tỉnh phục vụ kết nối nền tảng Chính phủ điện tử quốc gia. Tiếp tục rà soát, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin. Triển khai xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng; khai thác hiệu quả các phần mềm ứng dụng dùng chung; phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân…
Vân Anh và nhóm PV, BTV