Một năm trước,ãngxeđiệnvôdanhtháchthứquả bóng đá đêm nay BYD còn không lọt top 15 hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc. Song nửa đầu năm nay, công ty bất ngờ đứng hạng hai, chỉ sau Volkswagen tại thị trường nội địa. Doanh số xe hơi của BYD cao gấp đôi cùng kỳ năm 2021 dù thị trường chung sụt giảm 7,2%, theo dữ liệu từ Hiệp hội xe chở khách Trung Quốc. Thị giá cổ phiếu tăng hơn 30% trong cùng kỳ.
Gã khổng lồ giấu mình
Ít ai biết rằng tỷ phú Warren Buffet là nhà đầu tư lâu năm của BYD. BYD – viết tắt của “Build Your Dreams” (xây dựng ước mơ) – hiện là một niềm tự hào và nguồn cảm hứng của người Trung Quốc. Tại Mỹ, họ được biết đến với các mẫu xe buýt chạy điện. Từ tháng 1 đến tháng 6, BYD bán được 324.000 xe điện trên toàn cầu, còn Tesla tiêu thụ khoảng 565.000 chiếc. Ngoài ra, BYD còn bán thêm 315.000 ô tô hybrid. Như vậy, doanh số tổng của BYD tăng 315% so với một năm trước đó.
Sự trỗi dậy của BYD khẳng định vị trí ngày một lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với lợi thế về quy mô và chi phí. Không chỉ là đối thủ đáng gờm với Tesla, BYD còn truất ngôi LG của Hàn Quốc, trở thành nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ hai thế giới, chỉ sau công ty đồng hương CATL.
Theo hãng nghiên cứu SNE trụ sở tại Seoul, BYD đánh bại LG Energy về thị phần kể từ tháng 4, một phần do nhà máy Tesla tại Thượng Hải gián đoạn hoạt động do phong tỏa Covid-19. Tesla cùng một số hãng xe điện Trung Quốc khác chịu ảnh hưởng nặng hơn BYD do đặt nhà máy ở những khu vực lây nhiễm cao.
Các nhà phân tích xem sự phát triển của ngành công nghiệp xe hơi nội địa Trung Quốc là tiền đề cho quá trình chuyển dịch mang tính kiến tạo đối với thị trường ô tô toàn cầu khi các hãng xe nước này bắt đầu vươn ra bên ngoài. Năm 2021, Trung Quốc xuất khẩu hơn nửa triệu xe điện, hơn gấp đôi năm 2020. Dù chỉ có 2% là thương hiệu của Trung Quốc, Tu Le, Giám đốc điều hành hãng tư vấn Sino Auto Insights, nhận xét BYD đang dốc toàn lực và các sản phẩm của họ bao trùm nhiều phân khúc thị trường xe điện quan trọng. Ông tin rằng BYD sẽ sớm thách thức các hãng xe ngoại trên chính sân nhà của họ, đặc biệt là tại Mỹ.
Chiến thuật của BYD
Michael Dunne, cựu Giám đốc hãng xe GM, đánh giá BYD “ngày càng giống với Toyota của ngành công nghiệp xe điện Trung Quốc”. Mô hình tự sản xuất pin xe điện và một số loại bán dẫn đã giúp BYD tăng tốc nhanh chóng, bảo đảm hai trong số các linh kiện quan trọng nhất khi đối thủ vật lộn với sự gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt chip.
Theo Tu Le, BYD “có nhiều quyền kiểm soát định mệnh của mình” hơn các hãng xe khác nhờ mô hình này. Quay lại ví dụ kể trên, trong thời gian Thượng Hải và Bắc Kinh phải đóng cửa phòng dịch khiến các hãng xe ngoại như Tesla, Volkswagen và Toyota lao đao, nhà máy xe hơi và linh kiện của BYD vẫn hoạt động hết công suất. Tháng 4, BYD trở thành thương hiệu ô tô nội bán chạy nhất, còn Tesla chỉ sản xuất tổng cộng 1.512 xe, vô cùng ít ỏi so với doanh số hàng chục nghìn xe mỗi tháng.
Người phát ngôn BYD cho biết công ty sẽ tiếp tục theo đuổi để có được sự hiện diện chiến lược trong chuỗi cung ứng. Mảng xe của BYD được xây dựng dựa trên kinh nghiệm cung ứng linh kiện điện tử. Xuất phát điểm là một nhà sản xuất pin có thể sạc được vào năm 1995, họ dần phát triển thành nhà cung ứng pin điện thoại lớn trong thập kỷ tiếp theo. Hãng cũng sản xuất một số con chip dùng trong điện thoại di động.
Năm 2003, BYD mua lại một nhà sản xuất xe hơi quốc doanh nhỏ, chuyển mình thành thương hiệu ô tô tư nhân trong thị trường mà các liên doanh ngoại và quốc doanh chi phối. Năm 2008, tỷ phú Buffett đầu tư 230 triệu USD cho 10% cổ phần công ty. Vốn hóa thị trường hiện nay của BYD vào khoảng 128 tỷ USD.
Nhờ tự chủ các linh kiện quan trọng như pin, vi điều khiển và mô-đun năng lượng, BYD kiểm soát chi phí hiệu quả hơn. Ngoài ra, BYD còn dự định mở rộng kinh doanh pin khi giá vật liệu thô tăng mạnh. Theo tờ The Paper, công ty đã đàm phán mua lại 6 mỏ lithium tại châu Phi. Một lợi thế khác khi tự sản xuất pin là BYD rút được kinh nghiệm từ hiệu suất pin trong xe của mình, giúp tối ưu hóa hệ thống pin điện.
Dù cạnh tranh với Tesla và các thương hiệu khác, BYD đồng thời lại là nhà cung ứng của họ, tạo ra mối quan hệ cạnh tranh – hợp tác cùng một lúc. BYD đang cung ứng cho Volkswagen và chuẩn bị bán pin cho Tesla. Lian Yubo, Phó Chủ tịch điều hành BYD, chia sẻ trên kênh truyền hình CGTN: “Chúng tôi là bạn tốt với Elon Musk vì sắp cung cấp pin cho ngài ấy”.
Bản thân Musk, ông chủ hãng xe điện Tesla và các quan chức cao cấp khác trong ngành công nghiệp xe điện cũng nhận thức được Trung Quốc sẽ sớm trở thành người chơi lớn trên thị trường. “Có rất nhiều người tài và chăm chỉ tại Trung Quốc, quốc gia có niềm tin mạnh mẽ vào sản xuất. Họ không chỉ làm việc đến nửa đêm, họ còn ‘cháy’ hết mình đến 3 giờ sáng”, ông phát biểu tại một hội thảo của Financial Times hồi tháng 5.
Còn với Tu Le, nhờ lợi thế về pin và cung ứng chip, BYD vô cùng thành công. “Tôi cho rằng nhiều người phương Tây không biết được BYD đã đi trước đám đông xa tới đâu”.