Hồng Nhung (TP HCM) cho biết bố mẹ vẫn chưa thể quen được mùi nội thất khi lên ôtô mà cô mới mua,Ámảnhmùiôtômớbảng xếp hạng bóng đá thế giới nam mặc dù đã dùng xe nửa năm. Nhung nói lúc mới lấy xe, mùi nồng nặc, cô khắc phục bằng các sử dụng lá dứa (lá nếp) và treo túi thơm bên trong xe.
Bản thân Nhung và chồng sử dụng xe thường xuyên nên quen mùi, không quá khó chịu. Tuy nhiên bố mẹ của chị vẫn chưa thể quen được, thậm chí nhức đầu, buồn nôn, khiến mỗi chuyến đi chơi, du lịch với gia đình kém vui. Sự "ám ảnh" về mùi ôtô với hai ông bà nặng đến mức, cứ mỗi lần gia đình con gái về thăm, bà lại tặng cho vài bó lá dứa.
Trong khi đó Lê Hưng (Hà Nội) mới mua một chiếc crossover cỡ B được hai tháng. Nghe bạn bè mách nước, thứ phụ kiện đầu tiên anh mua khi nhận xe là các loại hút, khử, át mùi như túi than hoạt tính, nước hoa khô, túi cafe. Dù vậy, cứ mỗi lần chở nhóm bạn, là anh lại nhận được một tràng nhận xét mùi xe "ghê quá".
Mùi nội thất đến từ đâu?
Tác nhân chính gây mùi đến từ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (volatile organic compounds - VOC) phát ra từ nhựa, vải và chất kết dính được sử dụng trong xe, vốn hiện diện nhiều trên xe mới xuất xưởng, hoặc chưa từng được sử dụng.
Các nghiên cứu của Trung tâm Sinh thái học tại Michigan (Mỹ) đã tìm thấy hơn 200 loại hóa chất trong nội thất ôtô, bao gồm cả các chất độc hại, có mùi ngọt như benzene, toluene, formaldehyde, toluene, phthalate, trichlorophenyl phosphate (TCPP)... chủ yếu từ nhựa, xốp hoặc keo trong xe, như cụm táp-lô, thảm, ghế, đệm ghế.