GS.TS Hoàng Văn Cường,áchthứcvàkỳvọngvớitânBộtrưởngGiáodụcvàĐàotạoNguyễnKimSơkèo bóng đá tây ban nha Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân:
Tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ tiếp quản một vị trí thực sự là “ghế nóng”, được cả xã hội, toàn dân quan tâm.
Tân Bộ trưởng sẽ phải điều hành các hoạt động của ngành giáo dục đang diễn ra bởi hàng chục triệu học sinh, giáo viên, cán bộ của ngành - đây có lẽ là nhóm đối tượng rộng lớn nhất trong tất cả các bộ, ngành.
Thêm vào đó, ngành giáo dục đang trong giai đoạn có nhiều thay đổi, đổi mới căn bản.
Ở bậc phổ thông, đang triển khai chương trình phổ thông mới với tinh thần “một chương trình nhưng nhiều sách giáo khoa”. Ở bậc đại học, bắt đầu thực hiện theo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, chuyển sang cơ chế tự chủ, giao cho các trường tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây đều là những điều chưa từng có trong tiền lệ của quản lý.
Chính vì vậy, Bộ trưởng mới phải có những phương thức hành động hoàn toàn mới để thích ứng với đòi hỏi của cơ chế mới này.
Làm thế nào để cả bộ máy quản lý của ngành giáo dục phải nhận thức đúng và phải kịp thời thay đổi phương thức quản lý mang tính áp đặt, rập khuôn, xin - cho trước đây. Thay vào đó là chuyển sang phương thức hướng dẫn, hỗ trợ và hậu kiểm.
Làm thế nào để hàng chục triệu người học và người dạy phải nhận thức và thay đổi phương thức dạy học, từ việc học thuộc đề thi lấy điểm cao sang phương thức người học phải thực sự hiểu, biết và tự mình thay đổi tư duy, hành động.
Rõ ràng đây là một thách thức vô cùng lớn đặt ra đối với vị tân bộ trưởng. Tuy nhiên, đây cũng chính là đường hướng, phương thức để đưa đến thành công nếu như bộ trưởng và toàn ngành vượt qua được.
GS.TS Hoàng Văn Cường |
Cá nhân tôi kỳ vọng tân bộ trưởng là người biết lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cả người dạy, người học và cả nhu cầu của xã hội. Bộ trưởng cũng phải là người tâm huyết và quyết liệt trong việc đổi mới các quyết định quản lý.
Bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền, TP Hải Phòng:
Một trong những thách thức của tân bộ trưởng nói riêng và ngành giáo dục nói chung là sự chồng chéo trong quản lý, điều hành và nhân sự. Ví dụ rõ nhất là trong khi Bộ GD-ĐT quyết về chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới nhưng sự quyết định về tài chính, đầu tư lại phụ thuộc ở địa phương.
Trong khi đó, giáo dục là lĩnh vực sát sườn với cuộc sống hằng ngày của mọi nhà, nhà nào hầu như cũng có người đi học nên luôn là lĩnh vực nhạy cảm, nóng.
Bà Cao Tố Nga |
Với vị tân bộ trưởng, tôi kỳ vọng ông sẽ quan tâm hơn đến vấn đề trường học hạnh phúc, học sinh các vùng miền có cơ hội bình đẳng về cơ hội học tập, trải nghiệm.
Cùng đó, có những chính sách quan tâm và chú trọng việc học sinh Việt Nam có điều kiện được tăng cường rèn luyện thể chất, mỹ thuật, âm nhạc,... ngoài kiến thức văn hóa, như học sinh các nước tiên tiến.
Bên cạnh đó, cần quan tâm và đưa ra những cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ về cả tinh thần và vật chất để các giáo viên giữ được tình yêu nghề và đặc biệt phải sống được bằng nghề.
Ông Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An:
Ông Trần Trung Hiếu |
Tôi mong mỏi ở tân Bộ trưởng 3 điều:
Thứ nhất, cầu thị và lắng nghe ý kiến góp ý, phản biện mang tính thiện chí, xây dựng của nhân dân, của đội ngũ các nhà giáo. Mọi văn bản, chủ trương khi vừa triển khai nhưng vấp phải sự phản biện của đông đảo các thầy cô giáo thì cần phải xem lại ngay.
Thứ hai, cần điều chỉnh một số chính sách đã rất không phù hợp với tình hình và thực tiễn giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ ba, cẩn trọng và chắc chắn khi ban hành các văn bản mang tính pháp quy của ngành. Khi soạn thảo văn bản, cần tự đặt mình vào vị trí của giáo viên, học sinh trong bối cảnh hiện nay. Cần có sự tham vấn rộng rãi đội ngũ các nhà giáo thông qua các phương tiện truyền thông và mọi quyết sách đều phải xuất phát từ thực tiễn, từ điều kiện kinh tế xã hội của đất nước và mỗi địa phương.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang:
TS Tô Văn Phương |
Là cán bộ quản lý đào tạo ở 1 cơ sở giáo dục đại học, tôi kỳ vọng Bộ trưởng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng.
Đối với giáo dục đại học, kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho các trường đại học ở một số khía cạnh:
Thứ nhất, về vấn đề tự chủ đại học, mặc dù Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Nghị định hướng dẫn thi hành luật đã ban hành tuy vậy tự chủ về tài chính, chính sách học phí, quy định sử dụng tài sản công vẫn còn một số tồn tại do chưa được đồng bộ với luật chuyên ngành về tài chính, tài sản.
Thứ hai, hỗ trợ các trường trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức dạy và học, đặc biệt là đào tạo trực tuyến, từ xa.
Thứ ba, quan tâm chỉ đạo xây dựng được cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo nguồn nhân lực để phục vụ định hướng nghề nghiệp và tuyển sinh sát hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Đặc biệt, mong mỏi Bộ trưởng đưa ra các chính sách để phân luồng thí sinh theo học các ngành nghề đào tạo truyền thống, đặc thù khó thu hút thí sinh. Chẳng hạn, Việt Nam có bờ biển dài 3.260km với hơn 1 triệu Km2 vùng đặc quyền kinh tế, nguồn tài nguyên biển phong phú và đa dạng. Tuy vậy, Nhà nước chưa có nhiều chính sách hỗ trợ trong đào tạo các ngành về kinh tế biển, lĩnh vực thủy sản như Khai thác thủy sản, Quản lý thủy sản, Nuôi trồng thủy sản và Chế biến thủy sản.
Thầy Hồ Tấn Nguyên Minh, Tổ trưởng Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh:
Thầy giáo Hồ Tấn Nguyên Minh |
Là một nhà giáo giảng dạy ở trường THPT, tôi kỳ vọng bộ trưởng Bộ GD xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục bền vững, lâu dài tránh chắp vá, hấp tấp, theo đuôi dư luận, thay đổi xoành xoạch theo kiểu “đẽo cày giữa đường”.
Ngoài ra, đặc biệt chú trọng yếu tố con người trong giáo dục. Phải gấp rút đưa ra kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở cấp THPT. Đây là yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại trong giáo dục.
Cần lắng nghe những ý kiến góp ý, trao đổi, phản biện của nhân dân, đặc biệt là của đội ngũ thầy cô giáo để kịp thời sửa chữa, khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Đổi mới triệt để chương trình và sách giáo khoa theo hướng tinh giản kiến thức nặng nề hàn lâm, tăng cường thực hành, trải nghiệm; tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Giảm áp lực về thành tích, giảm gánh nặng về hồ sơ sổ sách, tạo môi trường thật sự thoải mái để thầy và trò sáng tạo.
Thanh Hùng - Lê Huyền
Ngôi trường có 2 cựu học sinh trở thành tân Bộ trưởng
Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Kim Sơn) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (Bùi Thanh Sơn) đều là cựu học sinh của Trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.