Tại một ngôi trường ở Toronto (Canada),ámphánhữngngôitrườngkỳlạnhấtthếgiớbảng xếp hạng olympique lyonnais gặp fc nantes giáo viên không trực tiếp truyền tải kiến thức mà chỉ có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động cho học sinh tham gia và định hướng cho các em. Lịch học của các em không cố định, không có bài tập về nhà và học sinh được tự quyết định mọi chuyện.
Kiến trúc sư Kunlé Adeyemi đã cho xây dựng một ngôi trường nổi trên mặt nước tại khu ổ chuột Makoko, thành phố Lagos (Nigieria), nơi có vị trí nằm gần bờ biển và thường xuyên bị triều cường tấn công. Ngôi trường có thể an toàn trong điều kiện thời tiết xấu nhất và có thể cung cấp nơi học và hệ thống sân chơi an toàn cho khoảng hơn 100 em học sinh.
Một ngôi trường tại Thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) với không gian mở, có thể phục vụ cùng lúc hơn 1.100 học sinh. Ngôi trường được thiết kế ấn tượng và phá cách nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo và năng động của các em học sinh.
Trường dự bị đại học Wahroonga, thành phố Sydney, Australia có vẻ ngoài nổi bật với những gam màu bắt mắt. Ngôi trường này còn có chương trình học tập riêng biệt, được thiết kế để phù hợp với đặc điểm tính cách và sở thích của từng học sinh và có thể được thay đổi linh hoạt dựa trên góp ý của phụ huynh, học sinh.
Đây là những ngôi trường rất đặc biệt tại Mỹ. Ngay từ khi nhập học, học sinh sẽ được bắt cặp với những người hướng dẫn đang công tác trong lĩnh vực mà các em yêu thích và được chỉ bảo các kiến thức có liên quan trực tiếp. Những môn học khác hoàn toàn được bỏ qua.
Trường Sáng tạo Carpe Diem tại bang Idiana (Mỹ) được thiết kế như một khu văn phòng khổng lồ. Tại đây có hơn 300 "ô làm việc" riêng biệt cho học sinh, mỗi ô được trang bị máy vi tính cho phép học sinh tự theo dõi chương trình học tập của mình, tự tìm kiếm và học tập những kiến thức cần thiết.
Trường Brightworks, thành phố San Francisco, bang California, Mỹ được gọi là trường “nguy hiểm” bởi tại đây các hướng dẫn viên sẽ khích lệ học sinh làm những điều từng bị phụ huynh nghiêm cấm như tháo tung các đồ dùng gia dụng, chơi với lửa, dùng cưa máy… Mục đích của cách giáo dục này là động viên tinh thần sáng tạo của trẻ nhỏ, giúp trẻ có thể tự làm chủ bản thân trong quá trình học tập thông qua việc tiếp xúc với những công việc thực tế.
Ngôi trường mầm non tại Stockholm (Thuỵ Điển) có phương pháp giáo dục rất đặc biệt. Tại đây, giáo viên sẽ gọi thẳng tên của trẻ thay vì sử dụng các từ ngữ hay dùng để chỉ một giới tính cụ thể nào đó như "cô bé" hoặc "cậu bé". Mục đích của điều này là hạn chế tối đa những thứ khiến các em hình thành nên suy nghĩ về vấn đề phân biệt giới tính đồng thời tạo ra những đứa trẻ có sức khỏe tinh thần tốt.
Ngôi trường "công nghệ thông tin", thành phố San Francisco, bang California, Mỹ do một cựu nhân viên của Google thành lập với mục đích dạy học đúng chuẩn Thung lũng Silicon. Học sinh của trường là những em nhỏ từ 4 đến 14 tuổi. Phương pháp dạy học ở đây tập trung vào phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo, tư duy linh hoạt và tăng cường khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ cao.
Ngôi trường đầy màu sắc, thành phố Concord, bang New Hampshire, Mỹ có phương pháp dạy học rất hiện đại, wifi phủ sóng toàn trường, học sinh sử dụng thiết bị thông tin hiện đại để học tập và tương tác với các giáo viên.
Theo kienthuc.net.vn