Bị đánh hội đồng vì ngoại hình mập mạp
Đinh Văn Sơn đang là sinh viên khoa Viễn thông,ừngbịbắtnạtvìngoạihìnhsinhviênkglộtxáckiếmtrămtriệuthánhận định siêu cúp nam mỹ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Với vẻ ngoài điển trai, phong thái tự tin, khó đoán được trước đó Sơn từng nặng 90kg.
“Những năm cấp 2, vì thân hình quá mập mạp, em bị các bạn bắt nạt. Có thời điểm thấy em “béo béo, hay hay”, một số bạn thường xuyên trêu chọc như búng tai hay ngáng chân.
Thậm chí, có những bạn gọi em ra ngoài cổng trường đánh hội đồng và đe dọa không được kể với ai. Suốt quãng thời gian ấy, em tự ti và luôn thu mình lại”, Sơn kể.
Đến giai đoạn cấp 3, Sơn nặng gần 90kg. Cơ thể nặng nề khiến nam sinh đi lại khó khăn, quần áo bó vào người “như thể sắp bục chỉ”. Sơn thừa nhận, thời điểm ấy em hệt như robot, kém linh hoạt so với các bạn đồng trang lứa. Đó cũng là lý do khiến Sơn quyết định giảm cân.
Ban đầu, vì tự ti và muốn giảm cân thật nhanh, Sơn uống thuốc nhưng không may bị ngộ độc. Sau đó, em thử thêm nhiều cách khác nhau nhưng không mấy khả quan.
Cuối cùng, khi tìm hiểu kỹ càng, Sơn chọn cách ăn uống lành mạnh kết hợp tập luyện đều đặn. Sau 3 tháng, cân nặng của nam sinh còn 70kg. Tiếp tục duy trì luyện tập đến hiện tại, Sơn chỉ nặng 60kg.
Dù cơ thể không còn nặng nề như trước, em vẫn chưa hết tự ti. Suốt năm thứ nhất, Sơn chỉ dám xin đi bưng bê với mức lương 17.000 đồng/tiếng.
Đến năm thứ 2, em chuyển sang làm part time tại một công ty truyền thông với mức lương 2,5 triệu đồng/ tháng. Công việc lặp đi lặp lại khiến Sơn hoài nghi và lo lắng cho tương lai.
“Em nhận thấy mình cần có định hướng rõ ràng hơn. Cũng từ lúc ấy, em quyết định bước ra khỏi vỏ bọc, tìm kiếm lại bản thân mình”.
Nhận thấy bản thân thích thú với những công việc mang tính nghệ thuật, sáng tạo, Sơn casting cho một số chương trình truyền hình và thử sức với các cuộc thi MC. Năm 2020, Sơn có cơ hội trở thành diễn viên của chương trình “Văn vui vẻ”, phát sóng trên VTV7.
Công việc này cho em cơ duyên làm quen với nhiều anh chị đi trước, từ đó mở ra nhiều cơ hội giúp Sơn trau dồi và cải thiện khả năng nói trước đám đông. Dần dần, Sơn trở nên vui vẻ, tự tin hơn và tìm lại được con người mình.
Kiếm hàng trăm triệu nhờ làm host livestream
Là sinh viên kỹ thuật, trong khi ngành học và đam mê không có quá nhiều điểm chung, Sơn cũng từng chật vật sắp xếp cả hai việc một lúc.
Để cân bằng hai việc, Sơn chọn cách đăng ký dồn các môn học vào khung giờ cố định và nhận các show ngoài giờ. Có những ngày buổi sáng đi thi, Sơn mang theo cả quần áo để thi, sau đó tiếp tục đi dẫn chương trình.
Dù vậy, em vẫn xuất sắc giành học bổng loại giỏi của trường, là Phó Bí thư Liên chi Đoàn khoa Viễn thông, đồng thời quản lý, điều hành và làm truyền thông cho fanpage của trường.
Theo Sơn, môi trường của dân kỹ thuật tuy khô khan, nhưng bản thân em học được tính dứt khoát, kỷ cương, sự logic trong suy nghĩ và trình bày vấn đề. Nhờ vậy, khi biên tập lời dẫn, Sơn không còn viết dài dòng, lủng củng.
“Lợi thế khi học tập trong ngôi trường không nhiều bạn theo đuổi nghệ thuật, em có môi trường phát huy sở trường hơn và cũng thêm nhiều cơ hội được đứng trên sân khấu”, Sơn nói.
Cho rằng khi còn trẻ không nên lựa chọn cuộc sống an nhàn, Sơn thường tự tạo cho mình những áp lực để thêm nhiều trải nghiệm.
Đầu năm 2022, Sơn nhận làm host livestream trên một số sàn thương mại điện tử. Thời điểm được “săn đón” nhiều, em xuất hiện tới 40 lần/tuần.
Làm việc cả tuần từ 7h đến khuya, có giai đoạn, thu nhập của Sơn lên tới 150 triệu/tháng. Đó là thời điểm em đang học năm thứ 3.
Ngoài ra, Sơn còn thử sức với nhiều công việc khác nhau như giảng viên MC nhí, sáng tạo nội dung và truyền thông.
“Em luôn tâm niệm rằng, nếu sử dụng quỹ thời gian tuổi trẻ để an nhàn, thảnh thơi, khi về già sẽ vô cùng gian nan, vất vả. Cho nên, muốn thành công phải nỗ lực, chịu khó. Không ai đến với thành công mà dễ dàng”, Sơn nói.
10X cho biết, bản thân đang trau dồi, tìm kiếm cơ hội trở thành MC trải nghiệm với mong muốn khám phá thêm những vùng đất mới của Việt Nam.
Đề xuất cho học sinh làm thêm đến 21h để bớt lướt TikTokCác nhà lập pháp bang Ohio (Mỹ) đặt mục tiêu thông qua dự luật kéo dài thời gian làm việc cho học sinh và giảm thời gian trên mạng xã hội TikTok.