Làng hoa trong thương nhớ
Phố Ngọc Hà (Ba Đình,àngcổnghìntuổigiữalòngHàNộimỗitấcđấtnhưtấcvàbóng đá tỷ lệ Hà Nội) nằm cạnh Lăng Bác, địa điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan.
Con phố này chính là một phần của làng hoa Ngọc Hà, ngôi làng có tuổi đời hơn một nghìn năm, gắn liền với kinh thành Thăng Long xa xưa.
Ông Trần Huy Bộ - người trồng hoa cuối cùng của làng |
Ông Trần Huy Bộ (SN 1942 - Ba Đình, Hà Nội) - người gốc làng Ngọc Hà chia sẻ, dòng họ ông sinh sống lâu đời ở mảnh đất này.
“Nhiều tài liệu ghi chép lại, hơn một nghìn năm trước người dân từ Ninh Bình, Thanh Hóa theo vua Lý Thái Tổ ra đất Thăng Long. Nhà Lý lập Thập tam trại (13 khu trại) ở phía Tây kinh thành để trồng lúa, trồng rau làm nguồn cung cấp nhu yếu phẩm.
Trong đó, làng Đại Yên cung cấp lá thuốc Nam, làng Ngũ Xã cung cấp đồng, làng Ngọc Hà cung cấp hoa…”, ông nói.
Dấu tích của ngôi làng cổ là đình và chiếc hồ lớn đầu ngõ 158 Ngọc Hà. |
Ngõ 158 phố Ngọc Hà bây giờ là đầu làng Ngọc Hà xưa, phía cổng làng có đình nằm giữa cái hồ lớn. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xây dựng vườn Bách thảo trên đất của làng Ngọc Hà để trồng thí nghiệm các loài cây.
Ngoài trồng các giống cây bản địa, họ còn cho nhập các giống hoa từ châu Âu gồm: Cẩm chướng, phăng, cúc vàng, violet.
Người quản lý vườn Bách thảo thuê người dân Ngọc Hà làm vườn. Nhờ vậy, dân làng học cách trồng hoa của người Pháp, gây được giống các loài hoa mới vì trước kia họ chỉ trồng các loại hoa như mẫu đơn, huệ, hồng, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý…
Ở làng, đàn ông cuốc đất, làm vườn, người già bắt sâu, nhặt lá, còn việc bán buôn phần lớn là chị em phụ nữ. Hình ảnh những cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, gánh hoa trên phố đã trở thành nét đẹp của Hà Nội đầu thế kỷ 20.
“Làng Ngọc Hà trồng hoa không dùng đến phân bón hóa chất hay phun thuốc kích thích. Chúng tôi chủ yếu dùng phân hữu cơ là bùn đất và phân Bắc (loại phân bón từ phân động vật, đào hố, ủ dưới lòng đất). Quanh làng Ngọc Hà xưa nhiều ao, hồ. Mỗi dịp tát ao, người ta lấy bùn phơi rồi đập nhỏ ra, trộn với phân Bắc, bón cho hoa”, ông Bộ nói.
Gia đình ông Bộ sở hữu mảnh đất 360m2 chuyên trồng hoa. Vụ hoa này vừa thu hoạch, gia đình ông cuốc đất, trồng loại hoa khác.
Ngoài trồng hoa, cha ông Bộ thường lên Quảng Bá, Nghi Tàm, mua hoa mang về khu phố cổ bán lại, ăn chênh lệch vài đồng. Mùa nào thức ấy, tháng 4 cụ lấy loa kèn, tháng 5 cụ lấy sen, thược dược…
Dịp Tết, cụ chuyển hoa ra Hàng Lược - chợ hoa Tết xưa của người Hà Nội bán. Nhờ chăm chỉ, cụ dư dả kinh tế nuôi các con.
Ông Bộ lớn lên, đi bộ đội nhưng sau này, vẫn quay lại với nghề trồng hoa gia truyền. Ngoài trồng hoa, dân làng Ngọc Hà còn trồng rau, cung cấp cho nhà nước trong thời kỳ bao cấp.
Một ký ức đẹp của ông Bộ về làng hoa xưa là vào mùa cưới hỏi. Thời ấy, đám cưới chỉ dùng hoa dơn trắng, bó dài, đính dải ruy băng màu hồng trên tay cầm.
Dân buôn hoa trên Hàng Khay đổ về làng mua hoa tấp nập. Một số người dân đến mua lẻ rồi nhờ chủ vườn bó hộ. Nhiều nhà bán hoa, kiêm luôn cả bó hoa thuê.
Cũng giống ông Bộ, bà Phạm Thị Chức (78 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà.
Gia đình bà có mảnh vườn lớn, đủ các loại hoa. Bà cho biết, cha mẹ bà thường lấy giống hoa từ Đà Lạt. Nhân lực gia đình không đủ, cha mẹ bà Chức phải thuê thêm người làm.
Bà Phạm Thị Chức đầy ắp ký ức về làng hoa giữa lòng Hà Nội xưa. |
Nhiều đoàn phim vào làng quay, có lần có mượn vườn nhà bà Chức làm bối cảnh. Khi bà tham gia công tác, đi lấy chồng trên phố cổ, nhiều người gặp lại vẫn nhớ mặt, hỏi han.
Trong ký ức của bà, những người phụ nữ làng hoa luôn tảo tần, chịu thương chịu khó. Ngày từ lúc mới hiểu biết, bà Chức được mẹ dạy trồng trọt, nữ công gia chánh, may vá.
“Ngày nhỏ, tôi hay theo mẹ lên Hồ Gươm bán hoa. Sáng sớm tinh sương, mẹ ra vườn hái hoa, buộc thành từng bó hay gói trong lá dong, lá chuối, xếp đầy vào hai chiếc sọt tre.
Sau buổi bán hàng, bao giờ tôi cũng được mẹ cho một que kem mát lạnh. Thức quà vặt mà đứa trẻ nào cũng mê mẩn”, bà Chức kể.
Nỗi tiếc nuối khi làng cổ biến mất
Nổi tiếng một thời là vậy nhưng làng hoa Ngọc Hà không tránh khỏi sự bủa vây của cơn lốc đô thị hóa và kinh tế thị trường.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, thanh niên trong làng đi thoát ly. Khu vực xung quanh làng Ngọc Hà nhà cửa mọc lên san sát, giá đất tăng vùn vụt".
"Tấc đất, tấc vàng", nhiều gia đình bán đất, lấy tiền chia cho các con dựng vợ, gả chồng. Cuộc sống thay đổi, diện tích đất trồng hoa thu hẹp, rồi nghề trồng hoa dần suy tàn.
Theo ông Bộ, trước đây khu vực này là những luống hoa trải dài, giờ thành nhà cửa và ngõ xóm. |
Ông Bộ buồn rầu, cho biết, trồng hoa như đánh bạc, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, lợi nhuận lại thấp. Năm nào thời tiết thuận lợi, người nông dân còn kiếm được, gặp thời điểm khí hậu khắc nghiệt, hoa hỏng là mất trắng. Mặc dù quanh năm làm lụng nhưng ông Bộ và các gia đình trong làng cũng chỉ đủ ăn.
Đây có lẽ là những nguyên nhân khiến cho làng hoa nức tiếng dần biến mất. Ngày nay, làng hoa đã đổi thành phố Ngọc Hà, ngõ Ngọc Hà.
Dân ngụ cư ở khắp nơi về đây mua nhà, sinh sống. Làng hoa vàng son một thuở chỉ còn trong hoài niệm. Những con người muôn năm cũ của làng đều ở tuổi xế chiều, có người đã rời xa cõi tạm.
Nhà mọc lên san sát khiến làng hoa yên bình chỉ còn là hoài niệm. |
10 năm trước, luyến tiếc nghề cổ, ông Bộ vẫn trồng hoa. Sau do tuổi cao, sức yếu, ông đành bỏ đất hoang. Con trai ông chỉ còn làm cây hoa giống, đưa đi Hải Phòng, Yên Bái, Phú Thọ bán.
Dấu vết còn sót lại ở làng hoa Ngọc Hà có lẽ chỉ còn đình cổ cùng hồ nước xanh ngắt, phản chiếu bầu trời lấp lóa như gương…
Thuở ấy, tiếng đàn du dương, say đắm lòng người của chàng nhạc công khiến cô gái làng hoa Ngọc Hà cảm mến.