PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Người đàn ông chạy thận hiến 1.400m2 đất xây trường mầm non_vô địch quốc gia nga

Người đàn ông chạy thận hiến 1.400m2 đất xây trường mầm non_vô địch quốc gia nga

Một ngày giữa tháng sáu,ườiđànôngchạythậnhiếnmđấtxâytrườngmầvô địch quốc gia nga tiết trời nơi vùng cao Quảng Trị nóng như nung. Qua lời giới thiệu từ trước, chúng tôi theo chân anh Hồ Văn Phanh - Trưởng thôn Vùng Kho đến thăm gia đình ông Hồ Pa Xể (SN 1970, thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông).

{keywords}
Đường vào nhà Pa Xể hiểm nguy, rất khó đi.

Đường vào nhà Pa Xể rất khó đi. Từ chân cầu Rào Quán đoạn Quốc lộ 9 có một con đường nhỏ, dốc và hiểm trở. Men theo con đường này 2 km là tới nhà Pa Xể.

Buổi trưa, trời nắng oi ả, Pa Xể cùng các con đang quây quần trong căn nhà sàn xập xệ. Ông và vợ (bà Hồ Thị Doi, SN 1978) có đến 7 người con. 4 người đã lập gia đình. Hiện có 7 người cùng chung sống trong nếp nhà này.

Ở nhà Pa Xể, chiếc xe máy có giá trị nhất. Tuy nhà đông người nhưng chỉ có 1 cái giường và 1 cái quạt chạy bằng điện. Ngồi trong không gian này, tôi cảm nhận được từng luồng hơi nóng của mùa hè bốc lên, phả trực tiếp vào mặt và tay, chân.

{keywords}
Pa Xể trình bày ý nguyện hiến đất cùng trưởng thôn Hồ Văn Phanh.

Theo Pa Xể, vì nhà nghèo nên lần lữa mãi 2 đứa con út sinh năm 2008 và 2009 mới được đi học để biết mặt chữ. 5 đứa con trước đó thì không có cơ hội này.

Pa Xể nói, từ năm 2016, ông đi khám bác sĩ chẩn đoán bị phù thận. Suốt 5 năm liên tục, ông phải chạy thận. Từ đó đến nay, sức khỏe giảm sút, ông không làm gì nhưng lúc nào cũng thấy mệt, chân tay bủn rủn. Mất đi một lao động chính, vợ ông cáng đáng mọi việc trong nhà.

Nhà thuộc hộ nghèo, việc khám, chữa bệnh có bảo hiểm chi trả, Pa Xể chỉ tốn chi phí đi lại. Tuy vậy, để có tiền lộ phí, đối với gia đình Pa Xể đã là nỗi lo lớn. May sao, suốt mấy năm nay, có nhiều người dang tay giúp đỡ Pa Xể.

Giờ, gia đình 7 miệng ăn nhưng chỉ có vợ và môt con trai trong nhà có sức lao động. Đối với gia đình Pa Xể, không bị đói đã là tốt rồi.

{keywords}
Con trai Pa Xể chỉ mảnh đất mà gia đình hiến, không lâu nữa sẽ mọc lên điểm trường cho con trẻ ở thôn Vùng Kho.

“Ở trên này, điều kiện khó khăn lắm. Nhà tôi nghèo nên nhắm mắt cho chúng nó ở nhà để phụ việc nương rẫy, kiếm tiền mua thức ăn.

Người dân ở đây chủ yếu đi làm rẫy, công việc nặng nhọc lại không ổn định, thu nhập cũng không đáng. Nhiều người còn cố gắng kiếm tiền bằng cách gom nông sản mít, chuối quanh nương bán kiếm thêm tiền mua thức ăn. Nhà tôi mùa này không có gì để bán cả”, Pa Xể tâm sự.

Nghèo nhưng không hẹp hòi

Gia đình Pa Xể cho biết, từ tháng 2/2021, Pa Xể đã có ý định hiến đất xây trường mầm non tại thôn Vùng Kho. Lúc ông họp bàn với gia đình, mọi người đều đồng ý.

{keywords}
Căn nhà sàn xập xệ của Pa Xể hiện có 7 người đang ở.

“Tuy nhà mình nghèo nhưng không có ai hẹp hòi cả. Ai cũng thương và mong con em ở bản có thêm điểm trường để các cháu đi học được gần hơn, tiện hơn. Sắp tới, khi trường mầm non được xây lên, nhiều đứa cháu của tôi sẽ được học ở đây”, Pa Xể cười, bộc bạch.

Trưởng thôn Vùng Kho Hồ Văn Phanh cho biết, địa phương đang san ủi đất làm mặt bằng để triển khai xây dựng trường mầm non.

Trường này sẽ có diện tích khoảng 1.400 m2. Dự kiến, trong năm 2021, từ mảnh đất ông Pa Xể, ở thôn Vùng Kho sẽ mọc lên 1 điểm trường lẻ nữa.

{keywords}
Pa Xể nói, nhà Pa Xể nghèo nhưng không có ai hẹp hòi.

“Từ đợt mưa bão tháng 10/2020, đã làm một điểm trường lẻ ở thôn Vùng Kho bị sụt lún phần móng, nứt ở tường, đang sửa chữa. Ngoài ra, 2 điểm trường ở địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập của các con em ở trong bản. May thay, gia đình ông Pa Xể đã tình nguyện hiến đất cho địa phương.

Biết hoàn cảnh cùng cực của gia đình Pa Xể cùng với việc hiến đất này, chính quyền rất xúc động. Chúng tôi sẽ ưu tiên, huy động các nguồn lực động viên, giúp đỡ cho gia đình Pa Xể”, anh Phanh nói.

Hương Lài

Phao cứu sinh trên dòng Đakrông của thầy giáo Quảng Trị

Phao cứu sinh trên dòng Đakrông của thầy giáo Quảng Trị

Nhận thấy sự nguy hiểm từ việc tắm sông của trẻ em vùng núi Quảng Trị, anh Phan Hoàng Bách đã đi mua những can nhựa để làm thành một hệ thống cứu hộ ở sông Đakrông đoạn qua xã Mò Ó.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap