Cúp C1

'Túp lều tình ái' trên... vỉa hè_lịch đá brazil

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H 'Túp lều tình ái' trên... vỉa hè_lịch đá brazil

Tên là Nguyễn Văn Phong nhưng ông tự xưng "ông gà". Đơn giản vì ông rấtyêu gà,úplềutìnháitrênvỉahèlịch đá brazil luôn chở theo gà trên xe đẩy khi đi lượm ve chai. Gà già chết,ông đem chôn và ngậm ngùi thương tiếc. Trong căn lều được che chắn bằngcành cây, tấm bạt, giấy kiếng... trên hè phố đường Nguyễn Hậu (P.TânThành, Q.Tân Phú, TP.HCM), ông cùng một phụ nữ sống cảnh nghèo đói nhưngvui vầy cùng lũ chó, mèo, gà.

{keywords}

"Ông gà" và "người trong mộng".

"Cưa" 20 năm chưa "đổ"!

"Ai cũng tưởng tui với nó là vợ chồng mà hổng phải, hổng phải đâu!", bà Trương Thị Hoa - người sống chung với "ông gà" tuyên bố. Trong suốt cuộc trò chuyện, có đến năm lần bà lặp lại câu này để cắt phăng ngộ nhận của người khách lạ. Ông bà đã sống chung trên 20 năm ròng, trải hàng trăm góc tối của Sài Gòn nên ai cũng nghĩ bà dối lòng hoặc "chảnh chọe, làm giá" khi phủ nhận mối quan hệ. Tuy nhiên, chính "ông gà" cũng thú thật, tình yêu là có nhưng chỉ đơn phương từ phía ông chứ chưa được bà đáp lại.

Gặp nhau trên bước đường mưu sinh với nghề lượm ve chai, cái nghèo đã "mai mối" cho hai người để rồi hôm sớm có nhau, khi tá túc gầm cầu, khi co ro xó chợ, khi vật vạ trong nghĩa địa. Dù bà không yêu nhưng ông quyết theo vì "xa nhau buồn không chịu nổi", phần vì lo sợ bà "thân gái dặm trường". Hỏi "vì sao yêu bà?", ông vò đầu bứt tóc mãi không trả lời được. Lại hỏi "bà đẹp nhất ở điểm nào?", ông đáp ngay: "Đôi mắt. Mắt bả trong veo hà! Hồi trẻ đẹp lắm. Giờ cũng còn đẹp".

Bà quay mặt đi, cười khúc khích, che cái miệng móm với hàm răng đã lùi về "dĩ vãng". Cả hai đều không có giấy tờ tùy thân nên không biết chính xác tuổi tác. Bấm đốt ngón tay, ông tính mình 46 tuổi và đoán bà 50 tuổi. Bà đập tay vào vai ông: "Đâu trẻ dữ vậy, sáu mươi mấy rồi. Con gái đầu lòng - bị thất lạc - của tui cũng đã trên 40 tuổi rồi mà". Ông lắc đầu nguầy nguậy, lại tiếp tục nhẩm tính... Trong đôi mắt si tình của ông, bà đâu thể là cụ già "U70".

Bảo ông chỉ ôm ấp một mối tình đơn phương với bà là không đúng. Vài năm trước, vì không thể trông mong bà mở cửa trái tim và được bà cho phép, "ông gà" đưa một người phụ nữ về chung sống. Sóng gió đùng đùng nổi lên vì ông và "vợ" không đủ yêu thương, không hợp tính tình, "vợ" lại mắc chứng nghiện rượu. Có khi "vợ" lấy tiền dành mua gạo để đi nhậu, ông bệnh cũng chỉ bà Hoa quan tâm, săn sóc, "vợ" lại ghen tức, đòi đuổi bà Hoa đi. Không chửi mắng nặng lời, bà Hoa chỉ nói: "Tui mà muốn thì đâu đến lượt cô, ở đó mà ghen tuông". Thấy không ai bằng bà Hoa, "ông gà" mau chóng "tém dẹp", trở về với nếp sống quen thuộc.

Trong túp lều rách bươm, chỗ khô ráo nhất ông nhường cho bà. Ông không đòi nằm chung, tôn trọng khoảng cách bà yêu cầu. Nhưng khi cơn mưa trút xuống, nước ngập, thấy ông bó gối ngủ ngồi, bà ứa nước mắt, giục ông lên nằm cạnh.

{keywords}

Hạnh phúc vô giá của ông Phong - bà Hoa.

Người dưng mà có nghĩa tình...

Ấn tượng của bà Hoa lúc mới gặp "ông gà" 20 năm trước là một chàng trai đen nhẻm, nhếch nhác, bẩn thỉu, đẩy xe đẩy có con gà trống. Thấy là lạ, bà hỏi thăm: "Ông sống ở đâu?". "Tui ngủ vỉa hè". "Chắc vui lắm, bữa nào cho tui theo ngủ vỉa hè thử!". Lúc ấy, bà thuê nhà ở Q.8. Quen ông, bà bắt đầu giã từ đời ở trọ chuyển sang kiếp sống vỉa hè phần vì đã có ông làm bạn, phần vì công việc lượm ve chai ngày càng khó kiếm tiền, sức khỏe bà lại xuống dốc, không thể làm thuê làm mướn. Người thân duy nhất còn lại là chị ruột cũng sống lang thang, làm nghề lượm ve chai rồi gục chết bên bô rác ở Q.7 trong một đêm mưa.

Bà Hoa đâm lo sợ cảnh sống một mình, chẳng ai đỡ đần khi hữu sự, chẳng ai vuốt mắt trong phút giây về với đất. "Ông gà" dù hơi khờ, chậm nhưng hiền lành, thật thà, trọng tình nghĩa, lại cũng yêu quý thú vật như bà... có thể là người chia sẻ buồn vui, nương tựa trong cuộc sống. Phần bà đã bị số phận vùi dập, chồng bỏ đi khi đang mang thai, con rồi cũng mất tích nên hạnh phúc hiện tại chỉ có thể được đếm bằng những bữa ăn tạm no lòng với người đồng cảnh ngộ.

Bà rửa vội mớ ve chai dính đầy bùn đất. Với đôi tay lấm lem, bà bẻ miếng dưa hấu đưa cho ông cắn phập, nhai ngổm ngoảm... và cảm nhận hết hai chữ "ăn ngon". Bà rất sợ mùa nắng; mùa mưa dù lạnh nhưng có thể hứng nước mưa để tắm giặt, nấu cơm. Gạo không đủ nấu lại thêm lũ chó mèo, vịt, gà... nên ông bà thường chỉ ăn lưng lửng. Những đợt ông bệnh, đã không kiếm được đồng nào còn tốn tiền thuốc, bà đành vét gạo nấu cháo, lượm rau cải hay hột mít, sầu riêng ở chợ về nấu ăn thay cơm.

Ngược lại, khi bà bị cảm sốt, ông cạo gió, nhường cơm cho bà, thức canh cho bà ngủ ngon giấc. Dù ông bà giữ tiền riêng nhưng người này bệnh hoạn, thiếu đói thì người kia dang tay lo. "Đời có là bao. Sống nay, chết mai mà tính toán, thủ thân làm gì. Hai người sống với nhau quen rồi. Lỡ mất một người buồn lắm, có bạc tỷ cũng không ham" - bà chợt trầm giọng, rồi cất cao những "giai điệu sến" não nùng.

{keywords}

{keywords} 

Rày đây mai đó trên dòng đời xuôi ngược, ông vẫn nâng niu cất giữ kỷ vật của bà tặng: những đồng xu nước ngoài, bộ 12 con giáp bằng đồng mà bà lượm được. Những khi "trúng mánh", bà bạo gan trích... 10.000đ mua chai bia về cả hai cùng uống rồi bà lại hát cho ông nghe. Ông nói: "Bả ca nhạc buồn hay lắm, mùi lắm. Nghe nhạc buồn cho... đỡ buồn. Tui cũng có người chị ở Sài Gòn nhà khá giả nhưng coi khinh tôi lắm. Ruột thịt mà không thương, người dưng mà lại có nghĩa có tình. Nếu sống thiếu bà ấy, chắc đời tôi chán lắm".

Không thể sống thiếu nhau, điều đó được minh chứng bằng lần ông bị "hốt" trong đợt tập trung người sống lang thang. Theo lời chỉ dẫn của những người chạy xe ôm, bà lặn lội đi tìm và năn nỉ chị ruột của ông đến bảo lãnh. Lần bà đi Bình Dương làm thuê mà không báo trước, tưởng bà chết vất vưởng nơi đâu, ông chạy kiếm khắp nơi, đêm về ủ rũ nhớ mong trong túp lều vắng lạnh. Có người gợi ý đưa bà vào chùa cho yên nơi yên chỗ tuổi gần đất xa trời, bà suy đi nghĩ lại, từ chối vì không đành lòng xa "cái rờ moóc".

Túp lều rách nát lấn chiếm lề đường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị khiến đi đến đâu, ông bà cũng bị chính quyền địa phương nhắc nhở, đề nghị tháo dỡ. Cuộc sống khó càng thêm khó. Tôi trở lại thăm thì không còn thấy túp lều của ông bà nữa. Họ đã trôi dạt về đâu? Đứng trên vỉa hè vắng lặng, tôi nao nao nhớ bà từng bộc bạch ước mơ thật giản dị: cùng ông an cư trong một căn nhà lá giữa cánh đồng, trồng bầu bí và nuôi heo, gà...

(Theo Tô Diệu Hiền/Phunuonline)

copyright © 2025 powered by PhongThuyBet   sitemap