Quốc hội thông qua đường sắt tốc độ cao: "Quyết định mang tính lịch sử"_bảng xếp hạng hạng nhất pháp
Công trình động lực
Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua chiều 30/11.
Chia sẻ sau khi Quốc hội thông qua chủ trương này,ốchộithôngquađườngsắttốcđộcaoquotQuyếtđịnhmangtínhlịchsửbảng xếp hạng hạng nhất pháp tân Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh khẳng định, đây là một quyết định mang tính lịch sử.
Theo ông Minh, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam không chỉ là một công trình của ngành giao thông mà còn là công trình động lực, biểu tượng, tạo ra sức bật cho nền kinh tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu.
"Dự án được Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương đầu tư một lần nữa thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm cụ thể hóa mục tiêu đột phá kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Vị trưởng ngành nhìn nhận, dự án được Quốc hội bấm nút thông qua trong bối cảnh đất nước có đầy đủ sự thuận lợi trong huy động nguồn lực triển khai khi quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010.
Cùng với đó, nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD.
Trao đổi về những bước tiếp theo phải thực hiện, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải khái quát, đây là dự án có quy mô rất lớn, khối lượng công việc nhiều và phức tạp, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.
Nhận thức được vấn đề này, ông Minh cho hay, ngay từ khi nhận nhiệm vụ, tập thể lãnh đạo Bộ đã đánh giá, nhận diện được các khó khăn, thách thức phải đối mặt trong các bước tiếp theo.
Để có thể triển khai dự án sớm nhất, Bộ Giao thông vận tải dự kiến sẽ tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết để chỉ đạo các bộ, ngành địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, các chính sách đặc thù nêu trong Nghị quyết của Quốc hội, đặc biệt là các chính sách liên quan đến huy động nguồn lực đầu tư, rút ngắn tiến độ.
"Chúng tôi nhận thức rõ, việc triển khai dự án sẽ là một hành trình dài với nhiều thách thức, khối lượng công việc rất nhiều, nhiệm vụ rất nặng nề. Trước mắt, ngay sau khi dự án được thông qua chủ trương đầu tư, sẽ phải bắt tay lựa chọn nhà thầu tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (F/s)", ông Minh chia sẻ.
Cùng đó, Bộ trưởng cho biết cũng sẽ làm việc với các địa phương để cụ thể hóa chi tiết về hướng tuyến, nhà ga và phạm vi giải phóng mặt bằng; triển khai giải phóng mặt bằng song trùng với bước lập F/s để có thể khởi công vào cuối năm 2027...
Rà soát về nguồn vốn
Cũng trao đổi về dự án này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng bày tỏ sự xúc động và tự hào khi chủ trương đầu tư Dự án đã chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua.
Để dự án đảm bảo triển khai sớm và khả thi, hiệu quả, Bộ trưởng cho biết Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành, cơ quan liên quan để rà soát về vấn đề nguồn vốn đầu tư, đánh giá tác động về tài chính, kinh tế - xã hội để tham mưu cho Chính phủ một cách kịp thời về nguồn vốn, cũng như về tài chính ngân sách quốc gia.
Thêm nữa, ông Thắng cho biết Bộ này sẽ rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt áp dụng cho dự án đã được đề xuất.
Với vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước về các lĩnh vực tài chính, ngân sách, Bộ Tài chính sẽ tham mưu cho Chính phủ về việc hướng dẫn các cơ chế chính sách đặc thù về nguồn vốn cho dự án, các hướng dẫn về vay vốn, kế hoạch đầu tư công trung hạn...
Ông Thắng thẳng thắn chia sẻ: "Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thức trong thời gian tới sẽ còn rất nhiều việc cần phải làm để có thể phối hợp tốt với các bộ, ngành để tham mưu cho Chính phủ triển khai thành công dự án".