“Đãi cát tìm vàng”, tạo ra tri thức từ dữ liệu số bằng trí tuệ nhân tạo_kèo nhà cái 5 hôm nay

Đây là chia sẻ của Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn,Đãicáttìmvàngtạoratrithứctừdữliệusốbằngtrítuệnhântạkèo nhà cái 5 hôm nay Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC CIST) tại tọa đàm “Dữ liệu số, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo và cơ hội cho Việt Nam” do Tạp chí Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) tổ chức chiều ngày 7/12. Buổi tọa đàm có sự tham dự của những chuyên gia hàng đầu về dữ liệu, AI và đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về vai trò, thuận lợi, khó khăn/rào cản, xu hướng phát triển, kiến nghị/đề xuất thúc đẩy về: Dữ liệu số, quản trị dữ liệu số; trí tuệ nhân tạo; dữ liệu số, trí tuệ nhân tạo với đổi mới sáng tạo.

AI giúp “đãi cát tìm vàng” từ dữ liệu số

Theo ông Đặng Minh Tuấn, thông tin chính là dữ liệu. Từ xa xưa, thông tin luôn có giá trị. Thông tin dùng cho mọi quá trình hoạt động điều hành của tất cả tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, lượng dữ liệu sản sinh mỗi ngày vô cùng lớn.

W-dang-minh-tuan-2.jpg
Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC, chia sẻ tại tọa đàm "Dữ liệu số, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo và cơ hội cho Việt Nam”. 

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ TT&TT, trong năm 2023, dữ liệu tăng khoảng 30% so với năm trước. Đặc biệt, sau khi ChatGPT xuất hiện, 2023 là năm AI lên ngôi và thu hút sự quan tâm của gần như toàn bộ xã hội. Để xử lý khối dữ liệu lớn như vậy, đòi hỏi tốn nhiều tài nguyên, công sức. AI cho phép xử lý, chọn lọc giá trị từ dữ liệu lớn để “đãi cát tìm vàng”.

Cùng chung quan điểm, ông Lê Công Thành - Tổng Giám đốc Công ty công nghệ InfoRe Technology, chuyên xử lý dữ liệu lớn (Big Data) và ứng dụng AI – cho rằng Việt Nam sở hữu hai thế mạnh, đó là tài nguyên và con người. Về tài nguyên, 80% người dân đã có smartphone kết nối Internet, là những công cụ để số hóa dữ liệu hàng loạt. Số hóa cuộc sống mỗi ngày tạo ra lượng dữ liệu cực lớn nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng này.

W-le-cong-thanh-2.jpg
Ông Lê Công Thành - Tổng Giám đốc Công ty công nghệ InfoRe Technology. 

Về nhân lực, hàng chục triệu người Việt Nam đang dùng Internet mỗi ngày, từ học sinh đến người lao động, người về hưu. Vì vậy, Việt Nam có cơ hội lớn để bắt nhịp với những công nghệ AI hiện đại nhằm nâng cấp năng lực lao động. Ông Lê Công Thành nhận định, sự liên quan của Việt Nam và AI không nằm ở chế tạo mà là ứng dụng, nếu có thể tận dụng được sức mạnh của AI hiện đại có thể tạo nên đột phá mạnh. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh giá 1 triệu đồng đã có thể giao tiếp với AI mạnh nhất thế giới, do đó, lợi thế của Việt Nam khi ứng dụng AI là rất lớn.

Tối ưu tài nguyên, con người để thúc đẩy AI tại Việt Nam

Theo ông Lê Công Thành, mọi câu chuyện tiến bộ đều xoay quanh ba trụ cột: Tài nguyên, công cụ, con người. Phát triển công cụ AI bậc cao cạnh tranh với các nước phát triển là điều có thể tạm lùi và Việt Nam nên tối ưu khía cạnh tài nguyên và con người. Hiện tại, tối ưu về con người là quan trọng nhất, làm sao để mọi người có kỹ năng số mạnh nhất. Sau đó, tối ưu tài nguyên, tích lũy dữ liệu vì dữ liệu sinh ra rất nhiều nhưng lại đổ ra server của nước ngoài. Dữ liệu nên hạn chế coi là tài sản mà nên nhìn nhận như tài nguyên, trong tài nguyên, có cái giá trị và không giá trị. Không nên bán tài nguyên thô mà phải tinh lọc, biến thành thông tin giá trị, tri thức quý, thậm chí chế xuất thành AI. Ý nghĩa của tích lũy dữ liệu là để tinh lọc, chế xuất thành thứ quý giá hơn.

W-nguyen-duc-thuy-2.jpg
Ông  Nguyễn Đức Thủy – Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu phát triển công nghệ, Viện Công nghiệp phần mềm, nội dung số (Bộ TT&TT) 

Chia sẻ về khả năng phát triển AI của Việt Nam, ông Nguyễn Đức Thủy – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu phát triển công nghệ, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số (Bộ TT&TT) – nêu, AI dựa trên toán học, xác suất thống kê trong khi người Việt giỏi toán và tư duy logic tốt. Nếu mô hình, thuật toán không có dữ liệu sẽ không lớn được. Để dữ liệu không bị chuyển ra nước ngoài, cần nghĩ đến xây dựng trung tâm hạ tầng tính toán để phục vụ doanh nghiệp hoặc hệ thống công. Khi xây dựng được mô hình, thuật toán AI mà không có hạ tầng tính toán để huấn luyện, đào tạo hệ thống AI thì phải thuê của nước ngoài. Do đó, Nhà nước cùng doanh nghiệp có thể đầu tư và làm cơ sở dùng chung.

Cần có chiến lược, khung pháp lý cho công nghệ mới

Để thúc đẩy phát triển dữ liệu số, AI và đổi mới sáng tạo, các diễn giả tham gia tọa đàm đều đồng tình rằng Chính phủ phải có chiến lược và hệ thống khung pháp lý cho những công nghệ mới, không chỉ AI, blockchain mà còn những công nghệ sẽ xuất hiện trong tương lai. Ngoài ra, Chính phủ nên có chủ trương khuyến khích tạo ra môi trường thuận lợi cho công nghệ mới phát triển và được ứng dụng. Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, chỉ cần có chính sách tốt, hợp lý sẽ tạo ra sức bật, thay đổi nhanh chóng. Vấn đề đào tạo, nhận thức cũng là điều cần quan tâm để làm cái nôi ươm tạo công nghệ mới, đưa vào cuộc sống.

W-pham-ngoc-minh-2.jpg
Tiến sĩ Phạm Ngọc Minh - Trưởng phòng Phòng Kỹ thuật điều khiển và Hệ thống nhúng, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ở góc độ làm khoa học, Tiến sĩ Phạm Ngọc Minh - Trưởng phòng Phòng Kỹ thuật điều khiển và Hệ thống nhúng, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – chia sẻ, các tỉnh hiện đã hình thành sàn giao dịch công nghệ, thị trường khoa học công nghệ (KHCN) để doanh nghiệp tiếp cận, kết nối cơ sở nghiên cứu nhanh chóng. Ở tầm quốc gia, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu KHCN quốc gia được Chính phủ công nhận về độ tin cậy, minh bạch dữ liệu, nguồn gốc công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Khi dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên mới, có thể tạo ra giá trị và mang ra mua bán, cần quản lý và có hình thức bảo vệ. Nếu không có khung pháp lý, không thể làm gì được vì làm gì cũng vướng hoặc bị lạm dụng để lừa đảo, thao túng. Vì vậy, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn kiến nghị Quốc hội, Bộ tư pháp, cơ quan ban ngành... nên cập nhật, điều chỉnh văn bản quy phạm pháp luật. Nếu chưa thể nghiên cứu đầy đủ, hiểu được tác động của công nghệ đến kinh tế xã hội, có giải pháp sandbox thử nghiệm trong phạm vi hẹp để nếu có tác động xấu không bị lan ra, cũng như mặt tích cực, từ đó đưa ra khung pháp lý phù hợp.

Theo ông Nguyễn Đức Thủy, xét dưới góc độ quản lý dữ liệu, hiện nay đã có một số văn bản như Nghị định của Bộ Công an nhưng thực thi và chế tài xử phạt còn nhẹ. “Chúng ta nên học kinh nghiệm các nước xây dựng quy định quản lý, vận hành, sử dụng, trao đổi, mua bán dữ liệu để thúc đẩy sử dụng dữ liệu”, ông chia sẻ. Ngoài quy định dữ liệu cá nhân, chúng ta phải đưa ra văn bản quy định về quản lý dữ liệu, cũng như thiết kế đạo đức trong AI. Một số công ty trong nước nói về sản phẩm AI nhưng chưa có văn bản chi tiết về đặc tính kỹ thuật, mô hình áp dụng, tiêu chuẩn áp dụng... Tài liệu hóa sản phẩm AI, ứng dụng AI cần được xem xét nghiêm túc trong thiết kế, vận hành và sử dụng.

W-dinh-tran-tuan-linh-2.jpg
Ông Đinh Trần Tuấn Linh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông AIDA. 

Với doanh nghiệp tư nhân, ông Đinh Trần Tuấn Linh - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ Truyền thông AIDA - nhấn mạnh để phát triển AI, ý chí "data first" là tiên quyết. Ý muốn chuyển đổi số, dữ liệu, AI cần đi với thực hành bền bỉ, kiên quyết. Có một số trào lưu như AR, VR nhưng có những thứ là xu hướng. Khi xu hướng xảy ra, mọi thứ sẽ thay đổi theo. Muốn phát triển AI phải thực hành thường xuyên và kiên định vì đây là thứ không cưỡng lại được.

Dữ liệu số giúp ngành Y tế Bình Định đến gần hơn với người dânChuyển đổi số trong ngành Y tế Bình Định giúp đơn vị này giải quyết được nhiều vấn đề như thăm khám, thủ tục hành chính trong thời gian qua.