GameFi là một thuật ngữ mới được phổ biến trong thời gian gần đây. Đây là cụm từ được dùng để miêu tả về các tựa game được xây dựng trên nền tảng Blockchain.
Khác với các tựa game truyền thống,ườidùngđangmấtniềmtinvàotràolưugamekiếmtiềkeo bóng đá ngoài yếu tố giải trí, các tựa game Blockchain thường đi kèm với một mô hình kinh tế giúp người chơi có thể kiếm về lợi nhuận. Đó cũng là lý do mà cụm từ GameFi, bao gồm sự kết hợp của trò chơi (Game) và tài chính (Finance) được ra đời.
Có một thực tế là sau thời gian đầu hào hứng, người dùng hiện nay đang có một cái nhìn không mấy thiện cảm về các dự án GameFi, nhất là khi rất nhiều dự án có dấu hiệu lừa đảo người dùng, gây quỹ nhưng không ra mắt được sản phẩm như dự kiến.
Trước thực tế này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia, để lắng nghe ý kiến của họ về tương lai của trào lưu GameFi, cũng như tính bền vững của mô hình này và khả năng tác động tới nền kinh tế.
Người dùng đang mất niềm tin vào GameFi?
Chia sẻ nhận định chung về thị trường GameFi trên thế giới và tại Việt Nam, theo ông Dương Trần Phương Đông - CEO dự án game NFT Atlantis Universe, đang có sự chuyển dịch từ môi trường game truyền thống sang thế giới Blockchain.
“Giá trị vốn hóa thị trường của GameFi hiện nay ước tính hơn 11,6 tỷ USD, chỉ bằng 1/10 so với giá trị thị trường game truyền thống (180 tỷ USD). Như vậy, xét về mặt thị trường, có thể thấy vẫn còn nhiều đất diễn để GameFi phát triển”, ông Đông nói.
“So với các tựa game truyền thống, ngoài việc có thể kiếm được tiền nhờ yếu tố tài chính trong đó, người chơi được trao quyền nhiều hơn do được sở hữu các nhân vật, vật phẩm của mình dưới dạng NFT.
Bên cạnh đó, công nghệ Blockchain cũng mang đến sự minh bạch trong mô hình kinh tế game. Nói cách khách GameFi đang giải quyết được các vấn đề bất cập mà game truyền thống gặp phải, do đó chắc chắn GameFi sẽ rất phát triển”.
Trước câu hỏi của VietNamNet về việc phải chăng người dùng đang mất niềm tin vào các dự án GameFi, ông Đông cho rằng, không phải tất cả người dùng đều đang quay lưng GameFi mà họ đang cẩn thận hơn với các dự án lừa đảo, những dự án không có chiến lược và nguồn lực phát triển dài hạn. Với những dự án tốt, vẫn có rất nhiều người dùng đang ủng hộ tích cực. Có thể thấy điều đó thông qua sự phát triển của Decentraland, Sandbox,…
Theo vị chuyên gia này, khi thị trường downtrend (trong xu hướng giảm), nhiều nhà đầu tư mới chưa có kiến thức, trải nghiệm sẽ bị thua lỗ dẫn đến tâm lý chán nản, thất vọng với cả thị trường Crypto nói chung và Gamefi nói riêng. Điều này không chỉ ở thị trường Crypto mà thị trường chứng khoán hay thị trường khác cũng vậy.
Thị trường sẽ tự thanh lọc trào lưu game kiếm tiền
Đánh giá về việc GameFi liệu có phải xu hướng nhất thời, vị chuyên gia này cho rằng, trước hết chúng ta phải phân biệt rõ GameFi không chỉ có các game “play to earn”, nếu đánh đồng sự thoái trào của “play to earn” vào GameFi sẽ là phiến diện.
Theo CEO Atlantis Universe, GameFi không phải xu hướng nhất thời mà là sự tiến hoá của game truyền thống bằng cách mang đến cho người chơi quyền sở hữu, sự minh bạch trong việc quản lý tài sản trong game và dễ dàng giao dịch toàn cầu một cách an toàn.
Tuy nhiên, “Trong sự phát triển của những nền tảng công nghệ mới, luôn có những dự án thất bại. Điều này không có nghĩa là toàn bộ ngành GameFi sẽ chết, những dự án tốt chắc chắn sẽ tồn tại được và định hình xu hướng phát triển của GameFi”, ông Đông nói.
“Quay về những thập kỷ trước, chúng ta có thể thấy bong bóng dot-com đã tạo ra hiện tượng đầu cơ khủng khiếp và làm cho giá cổ phiếu của một loạt công ty công nghệ bùng nổ. Sau đó, một loạt công ty đã chết yểu. Tuy nhiên, những công ty công nghệ tốt như Google, Amazon, Microsoft,… vẫn tồn tại, trở thành những kỳ lân và định hình sự phát triển của kỷ nguyên Dot-com.”, vị chuyên gia này chia sẻ.
Kỳ sau: Việt Nam nên có cơ chế khuyến khích các dự án GameFi
Trọng Đạt