Công bố quốc tế của Việt Nam: Lương tăng nhưng chất giảm_keonhacai giai ma
Số lượng các công bố quốc tế ISI của Việt Nam đang tăng lên trong 5 năm qua. Năm 2015,ôngbốquốctếcủaViệtNamLươngtăngnhưngchấtgiảkeonhacai giai ma lần đầu tiên số lượng công bố ISI đã vượt mốc 3.000 bài. Tuy nhiên, tỉ lệ các công bố chất lượng cao của chúng ta lại đang có xu hướng giảm đi.
800 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế
Khoa học cơ bản Việt Nam đang ở tốp đầu khu vực
Theo thống kê của Dự án Trắc lượng khoa học Việt Nam(Scientometrics for Vietnam - S4VN), cập nhật từ cơ sở dữ liệu Web of Sciencecủa ISI (Viện thông tin khoa học Mỹ) thì trong năm 2015, lần đầu tiên số lượng công bố khoa học trên các tạp chí ISI của Việt Nam đã vượt ngưỡng 3.000 bài/năm.
Công bố quốc tế ISI của Việt Nam lần đầu vượt ngưỡng 3.000 bài trong năm 2015 theo số liệu từ Web of Sicence do S4VN cập nhật 2/6/2016. |
Cụ thể, số lượng công bố quốc tế trong hệ thống ISI của Việt Nam trong năm 2015 cập nhật tới 2/6/2016 là 3.060 bài báo (dữ liệu được cập nhật chỉ bao gồm 3 danh mục là SCIE, SSCI và A&HCI), tăng 11,5% so với năm 2014 là 2.744 bài báo và tăng gấp 2 lần so với năm 2011 (1508 bài)
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tổng số công bố quốc tế của Việt Nam trên các tạp chí ISI đạt mức 11.791 bài. Tỉ lệ tăng trưởng công bố ISI của Việt Nam theo từng năm đạt từ 10 đến trên 20%. Có năm như năm 2013 đạt tỉ lệ tăng trưởng là 28%.
Nếu so sánh với các nước trong khu vực ASEAN, với số lượng công bố quốc tế ISI là 11.791 bài trong 5 năm qua, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Trong một trao đổi trước đó, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ KH&CN cho biết, việc số lượng công bố quốc tế ISI của Việt Nam tăng trưởng nhanh một phần là nhờ sự thành lập của Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) vào năm 2008.
Với kinh phí khoảng 300 tỉ mỗi năm, Quỹ NAFOSTED tài trợ cho hơn 300 nhiệm vụ khoa học mỗi năm, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản. Với mỗi đề tài được tài trợ, yêu cầu bắt buộc đối với chủ nhiệm đề tài là phải có 2 bài báo công bố ISI mới được nghiệm thu.
Tuy nhiên, số liệu thống kê của S4VN cũng cho thấy, mặc dù ở vị trí tốp đầu, Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các nước đứng đầu. Chẳng hạn, trong 5 năm qua, Singapore đã có 68.516 công bố quốc tế, cao gấp gần 6 lần Việt Nam.
Thái Lan, nước xếp ở vị trí thứ 3 trong khu vực cũng có 38.953 công bố quốc tế ISI từ 2011-2015, cao gấp 3 lần so với Việt Nam.
Nếu so sánh với một số quốc gia khác ngoài khu vực ASEAN, số lượng các công bố quốc tế ISI của Việt Nam còn khá lẹt đẹt. Chẳng hạn như trong 5 năm (2011-2015), Hàn Quốc có tới 298.986 công bố quốc tế, cao gấp 25 lần so với Việt Nam.
Tỉ lệ công bố chất lượng cao đang giảm?
Tổng số lượng các công bố quốc tế của Việt Nam (2010-2015) và tỉ lệ các công bố quốc tế thuộc tạp chí hạng Q1 qua từng năm. (Nguồn: S4VN) |
Mặc dù tổng số các công bố quốc tế ISI của Việt Nam có tăng trong những năm gần đây, song thống kê cũng cho thấy, tỉ lệ các công bố quốc tế chất lượng cao lại đang có xu hướng giảm đi.
Theo một thống kê của nhóm Trắc lượng khoa học Việt Nam (S4VN) thì tỉ lệ các công bố quốc tế của Việt Nam thuộc hạng Q1 (các tạp chí hàng đầu) của hệ thống ISI đã giảm từ 41% năm 2010 xuống 38% năm 2015.
Điều này không có nghĩa là số lượng công bố quốc tế thuộc hạng Q1 của Việt Nam giảm xuống mà gia tốc tăng của các công bố thuộc loại "chất lượng cao" đang đi theo chiều giảm xuống. Nói cách khác, mặc dù số lượng các công bố quốc tế ISI của Việt Nam tăng, song tỉ lệ lớn là thuộc loại các công bố "hạng 2".
Nếu so sánh với Indonesia, quốc gia có số lượng công bố quốc tế ít hơn Việt Nam, tỉ lệ công bố quốc tế trên các tạp chí hạng Q1 của quốc gia này đã tăng từ 38% (2010) lên 43% (2015). Tính chung cả giai đoạn (2010-2015), tỉ lệ các công bố quốc tế của Indonesia thuộc các tạp chí hạng Q1 là 40%, cao hơn so với Việt Nam.
Điều này có nghĩa, mặc dù có số lượng công bố quốc tế ít hơn Việt Nam trong 6 năm qua, song gia tốc tăng các công bố quốc tế chất lượng cao của Indonesia cao hơn Việt Nam.
Bên cạnh đó, nếu so sánh với Thái Lan, quốc gia đứng trên Việt Nam về tổng số công bố quốc tế, chúng ta thấy rằng, tỉ lệ công bố quốc tế trên các tạp chí hạng Q1 của quốc gia này đã tăng từ 38% (2010) lên 41% (2015).
Với số lượng công bố quốc tế nhiều gấp 4 lần Việt Nam (45.535 so với 13.184) thì với gia tốc tăng các bài báo thuộc hạng Q1 nhanh hơn, Thái Lan sẽ ngày càng vượt xa Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng các công bố quốc tế.
Thực tế tổng số công bố quốc tế ISI của Việt Nam đang tăng lên, song tỉ lệ các bài báo thuộc hạng Q1 của Việt Nam đang có xu hướng giảm là kết quả của chính sách theo đuổi số lượng công bố quốc tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, đây là lúc để nhìn nhận lại về vấn đề chất lượng các công bố sau khoảng thời gian tăng trưởng "nóng".
Bởi lẽ, nếu như số lượng công bố quốc tế tăng lên, song tỉ lệ lớn là các công bố thuộc hạng Q2, Q3, Q4 của hệ thống ISI thì rõ ràng cần phải đặt lại vấn đề về chất lượng của các công bố.
Trong động thái liên quan, mới đây, Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) đã có quyết định phê duyệt Danh mục tạp chí ISI có uy tín, một trong những điều kiện để xét duyệt cũng như nghiệm thu đề tài được quỹ này tại trợ, trong đó có xác định rõ, các tạp chí ISI uy tín là các tạp chí thuộc hạng Q1 trong hệ thống này.
Đây được cho là bước đi cần thiết để hướng các nhà khoa học Việt Nam công bố các kết quả nghiên cứu có chất lượng cao hơn là chỉ cần các công bố quốc tế đơn thuần.
Infographic so sánh tỉ lệ công bố quốc tế hạng Q1 của Việt Nam so với một số nước châu Á:
S4VN là một dự án nhằm cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở nghiên cứu khoa học tạiViệt Nam. Hiện tại, dữ liệu của dự án được khai thác chủ yếu từ nguồn dữ liệu thuộc Web of Science do Viện Thông tin khoa học (Institute of Scientific Information – ISI), Mỹ, cung cấp. |
Lê Văn
Văn hóa công bố quốc tế đã được thiết lập