Q&A: Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất của người say nắng, say nóng_hồng lĩnh hà tĩnh vs

Trời nắng nóng 40 độ C,ấuhiệudễnhìnthấynhấtcủangườisaynắngsaynóhồng lĩnh hà tĩnh vs mỗi lần tôi đi ngoài đường về chỉ 10, 15 phút không mặc áo chống nắng da đã bị đỏ lựng lên, đau đầu khó chịu, người như muốn bốc hỏa. Tôi muốn hỏi những dấu hiệu của say nắng, say nóng, có cách nào phân biệt được hai trạng thái này không, thưa bác sĩ? (Quang Pháp, Hà Nội)

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyển, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tư vấn:

Khi chịu tác động của gánh nặng nhiệt, cơ thể người có các phản ứng đáp ứng và huy động các cơ chế điều nhiệt, nếu quá tải nhiệt gia tăng quá mức sẽ gây ra tổn thương đối với cơ thể.

Tổn thương do nắng - nóng, điển hình là hội chứng say nắng, say nóng là tình trạng rối loạn cân bằng nước, điện giải toàn thân, rối loạn điều hòa thân nhiệt dẫn đến những rối loạn bệnh lý khác.

Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do nhiệt độ môi trường tăng cao và/ hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt gây rối loạn mất kiểm soát. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).

Say nắng (sốc nhiệt) là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (trên 40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng, các hoạt động thể lực quá mức. Say nắng luôn đi kèm với say nóng.

Sốc nhiệt thường được chia thành 2 thể:

- Sốc nhiệt kinh điển xảy ra do nhiệt độ môi trường quá cao trên 40 độ C, kèm theo hoặc không kèm theo nắng gắt kéo dài liên tục.

- Sốc nhiệt do gắng sức thường xảy ra ở người trẻ, khỏe mạnh, các vận động viên điền kinh gắng sức quá mức trong thi đấu và tập luyện.

Có thể phân biệt sự khác nhau giữa say nắng và say nóng.

Say nóngSay nắng
Tốc độThường diễn ra từ từ, nhiệt độ cơ thể tăng dần.Thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.
Cảnh báoCó thể nhận ra biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40 độ C.Tăng thân nhiệt nghiêm trọng (trên 40 độ C). Thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng, có thể gây tử vong.
Thời điểm dễ bịThường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, khi làm việc ở nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém.Thường xuất hiện khi làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém, thường vào giữa trưa, nắng gay gắt, nhiều tia tử ngoại.

Dấu hiệu đặc trưng của say nắng, say nóng:

Say nắng và say nóng đều dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt và triệu chứng tổn thương thần kinh trung ương. Triệu chứng kinh điển là tăng thân nhiệt trên 40 độ C và suy chức năng thần kinh xảy ra đột ngột ở 80% các trường hợp.

Dấu hiệu đặc trưng say nắng, say nóng. Nguồn: Bệnh viện 108

Cụ thể:

- Các dấu hiệu nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da (do cơ chế thải nhiệt - giãn mạch dưới da), có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Chú ý ở người già các dấu hiệu thường kín đáo và không đặc hiệu ở giai đoạn sớm.

- Các biểu hiện nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời: tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Khi thân nhiệt tăng quá cao còn gây mất điện giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, tiểu tiện ra máu, đại tiện ra máu) do rối loạn đông máu nặng, nặng hơn nữa là suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Trái cây giúp giải nhiệt mùa hè nhưng ai không nên dùng?Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể luôn có cảm giác khát và cần bổ sung nước, trái cây. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thoải mái ăn các loại quả khoái khẩu của mùa hè như dưa hấu, xoài, cam...