Mùa nóng,ẹobảoquảnthứcănantoàtrực tiếp kết quả bóng đá ý thực phẩm cần được chế biến càng sớm càng tốt và ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon, không hư hao chất dinh dưỡng, nhất là không bị ôi thiu - nhiễm khuẩn.
Thời tiết oi bức là nguyên nhân chủ yếu khiến các loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn và ôi thiu. Do vậy, việc bảo quản thức ăn mùa hè an toàn và đúng cách nhận được nhiều sự quan tâm của chị em nội trợ.
Bảo quản thức ăn an toàn
Bác sĩ dinh dưỡng Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng khuyến cáo: “Mùa nóng, thực phẩm cần được chế biến càng sớm càng tốt. Khi nấu chín, mọi người nên ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon của nó, tránh hư hao chất dinh dưỡng và không bị ô thiu, nhiễm khuẩn”.
Tuy nhiên, thực tế nhiều gia đình thường kéo dài thời gian ăn uống khi thực phẩm đã được chế biến chín. Vì vậy, cách bảo quản thức ăn tốt nhất là để trong tủ lạnh, tủ đá. Trong trường hợp không có tủ lạnh, có thể để thực phẩm nơi thoáng mát, tránh nhiệt độ cao.
Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
Đối với thức ăn chín
Theo bác sĩ Tường Vi, sau khi nấu cần để thức ăn chín nguội tự nhiên. Tiếp đó, đậy kín và cho vào tủ lạnh, chậm nhất là 4 giờ. Nếu thức ăn đã dùng trong bữa không hết, cần đun lại rồi để nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
Sau khi nấu cần để thức ăn chín nguội tự nhiên. Tiếp đó, đậy kín và cho vào tủ lạnh, chậm nhất là 4 giờ (Ảnh minh họa) |
Thức ăn chín có thể để trong tủ lạnh từ 1-2 ngày. Đặc biệt, khi lấy thực phẩm ra để sử dụng cần đun lại thật kỹ và không để quá 4 giờ đồng hồ.
Đối với thức ăn sống như thịt, cá, tôm,…
“Thức ăn sống cần chia thành nhiều suất nhỏ cho vào hộp đậy kín và đưa vào tủ lạnh bảo quản. Ăn đến đâu lấy đến đó, tuyệt đối không lấy nhiều để rã đông rồi bảo quản tiếp”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Ngoài ra, thức ăn sống phải để ở ngăn tủ riêng. Không để thức ăn sống cùng ngăn với thức ăn chín vì dễ bị nhiễm khuẩn. Thời gian bảo quản đối với thịt có thể từ 6-7 ngày, nhưng cá tôm,… chỉ nên 3 ngày.
Đối với các loại rau xanh và hoa quả tươi
Trước khi bảo quản các loại rau xanh và hoa quả tươi, chị em nội trợ cần loại bỏ phần bị nát, úa và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho vào túi ni lông đục lỗ và bảo quản tại ngăn mát.
“Chị em có thể bảo quản rau của tối đa 1 tuần trong ngăn mát. Riêng rau lá, chỉ nên bảo quản từ 1-2 ngày vì thời gian càng lâu càng bị hư hao chất dinh dưỡng. Đối với hoa quả tươi, có thể bảo quản từ 2-5 ngày”, bác sĩ Tường vi cho biết.
Trước khi bảo quản các loại rau xanh và hoa quả tươi, chị em nội trợ cần loại bỏ phần bị nát, úa và rửa sạch, để ráo nước (Ảnh minh họa) |
Trường hợp, gia đình không có tủ lạnh để bảo quản
Đối với thức ăn chín
Khi nấu xong, chị em có thể dùng rổ rá thưa đậy kín và để ở chỗ mát mẻ, thoáng gió. Không để gần khu vực nóng như gần bếp, chỗ có ánh nắng chiếu vào. Bên cạnh đó, thức ăn thừa không nên đổ lẫn vào nồi thức ăn chưa dùng đến.
Đối với thực phẩm sống
Thực phẩm sống chế biến càng sớm càng tốt và đem bảo quản. Nếu chưa nấu chín được ngay thì để chỗ thoáng mát hoặc có thể sơ chế bằng cách ướp muối, mắm. Tuy nhiên, không được để lâu vì nó vẫn có thể bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý khi bảo quản thức ăn mùa hè
- “Chị em nội trợ nên chọn lựa những thực phẩm tươi ngon, vừa đủ trong ngày và ăn đến đâu chế biến ngay tới đó. Hạn chế sử dụng các món ăn tái, sống trong mùa hè vì nó có nguy cơ cao về nhiễm khuẩn”, bác sĩ Tường Vi đưa ra lời khuyên cho chị em nội trợ.
- Không nên để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh.
- Không mở tủ lạnh thường xuyền để tránh bị mất nhiệt.
(Theo Eva.vn)
Tin liên quan:
Tủ lạnh biến thành ổ vi khuẩn vì bảo quản thức ăn sai cách