Anh Minh Tài nhận thấy,âmsựôngchồngđảmxắntayphụvợngàyTếlich thi dau cup y những ngày cận Tết, chị em có xu hướng bất bình và đấu tranh còn mạnh mẽ hơn ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hay ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Bằng chứng là gần đây, anh thấy rất nhiều bài viết chị em than thiệt thòi, trách chồng vô tâm trên các mặt báo điện tử lẫn mạng xã hội.
Xem hội chị em nói gì về tính vô tâm của các ông chồng
Tuy nhiên theo anh Tài, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vơ đũa cả nắm thì thật oan ức cho cánh mày râu. Nhìn thoáng ra, đàn ông không vô tâm, chỉ là chưa biết cách thể hiện tình cảm mà thôi.
“Chung quy lại, có 3 chuyện khiến người phụ nữ trách cứ đàn ông vô tâm. Đó là chồng kiếm không đủ tiền tiêu Tết, lười nhác dọn dẹp nhà cửa và thiếu tinh tế trong chuyện nội ngoại. Giải quyết được 3 vấn đề này, thì Tết toàn tiếng cười và niềm vui. Tôi không lẻo mép, chỉ biết lấy hành động để chứng minh. 8 cái Tết bên nhau, gia đình tôi chưa bao giờ cãi vã, vợ chưa từng kêu thiệt thòi, bố mẹ hai bên cũng chẳng mấy khi phật lòng”, anh Tài chia sẻ.
Dưới đây là cách thể hiện tình cảm của ông chồng 36 tuổi với vợ trong dịp Tết.
Đưa vợ bao nhiêu tiền?
Tết là thời kỳ phải tiêu nhiều tiền nhất. Nếu cách Tết nửa tháng, bạn không đưa vợ xu nào, cô ấy trách bạn vô tâm cũng phải. Lương thưởng cuối năm nhiều khi 28 Tết mới được nhận, lúc đấy nàng đã sốt ruột lắm rồi. Mẹo của tôi là mỗi tháng tiết kiệm một ít tạo quỹ đen, qua Rằm tháng Chạp thì đưa cho vợ sắm sửa. Còn tiền biếu Tết nội ngoại thì đợi lương tháng 13 cũng được.
Nói thật, tôi không giỏi chuyện mua bán, nhưng cũng có kinh nghiệm 8 năm mua chè thuốc biếu nội ngoại hai bên. Tôi bảo vợ lên danh sách các món cần sắm, trong đó nhượng lại cho tôi khoản săn mua thịt trâu gác bếp, chè ngon, rượu đặc sản. Quà bình dân nhưng ông bà đều quý, còn vợ thấy tôi đầu tư tâm sức thì rất hài lòng. Tết nào, khách khứa đến chơi nhà cũng hỏi rượu chè ở đâu ra mà ngon thế, bố vợ tôi lại khoe con rể biếu, mát lòng mát dạ lắm.
Việc nhà có gì san sẻ?
Tôi không nhận mình chăm chỉ, nhưng chưa bao giờ bị vợ kêu lười. Cận Tết hai vợ chồng tôi hay đi làm về muộn, hầu như không có thời gian dọn nhà cửa. Thường thì tuần cuối cùng của năm, khi việc công ty đã giãn, cả nhà chúng tôi mới xúm xít lại cùng dọn dẹp. Cả năm mới tổng vệ sinh một lần nên việc nhiều lắm.
Không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một nhành hoa, huống chi là bắt cô ấy làm những việc nặng như đi quét mạng nhện, sơn lại mảng tường tụi nhỏ vẽ bậy, sửa đường ống nước, chở quất, chở đào… Tôi phân công rõ ràng, nên nàng chẳng bao giờ buông lời tị nạnh. Thậm chí năm đầu tiên sau cưới, tôi còn xung phong giúp vợ giặt chăn bông tại gia, nhưng thấy cực quá, năm sau tôi chở ra hàng giặt khô là hơi để bớt việc cho vợ.
Đón Tết ở đâu cho hợp đôi bên?
Vợ nào mà chả muốn ăn Tết nhà ngoại, giống như chồng muốn đón Tết bên nội. Tôi ra lệ, ông bà neo con, nên mỗi năm gia đình đều cố gắng về hai quê ăn Tết đủ đầy. Năm đầu về nội trước từ 27 tháng Chạp, đến mùng 2 Tết thì lên xe vượt 300km về ngoại, rồi ở lại đến hết mùng 5 thì đi làm. Năm sau đổi lại, cứ so le như vậy thì Tết nào cũng vui, cũng công bằng.
Tết bây giờ cũng nhạt vị hơn so với tuổi thơ thời thế hệ 8X đời đầu của chúng tôi. Thế nên, cả nhà tôi vẫn giữ thói quen truyền thống là bồng nhau đi xem pháo hoa đêm giao thừa. Nhà nội ở thành phố, đi bộ trăm bước sẽ đến điểm bắn pháo hoa, nhưng nhà ngoại ở ven đô, phải bon xe máy đi khoảng 20km mới tới nơi. Tôi và cậu con trai lớn hợp tuổi cả ông nội lẫn ông ngoại, nên hầu như năm nào cũng về xông đất cho ông bà lấy hên.
Nếu đón Tết nội trước, tôi sẽ để chuông báo thức dậy sớm một chút để gọi điện chúc Tết bố mẹ vợ. Sau đó ngủ nướng thêm một chút tận hưởng ngày mùng Một thảnh thơi. Có lần vợ tôi sốt sắng chạy lên lầu gọi chồng dây, chỉ để giục hỏi đã gọi điện cho ông bà chưa, tôi định bụng bảo chưa, nhưng sợ vợ mặt nặng mày nhẹ xui cả năm nên không dám đùa.
Dù đón Tết ở đâu thì tôi cũng xung phong làm thịt gà đỡ vợ, song không can thiệp vào chuyện nấu ăn. Trong lúc vợ vừa nấu nướng, vừa trò chuyện với mẹ chồng, tôi sẽ đi lên nhà tiếp khách cùng bố. Vụ rửa 2-3 mâm cỗ mỗi ngày cũng khá hóc búa, tôi phải nhắc em gái ruột xuống phụ chị trước khi nó kịp chuồn đi chơi với đám bạn. Có năm nhắc nhở thất bại, tôi vẫn vui vẻ xắn tay cọ nồi, tráng bát giúp vợ.
Ngày Tết, rượu bia khó tránh khỏi. Có năm tôi say bí tỉ, nôn ói khắp nhà, vợ phiền lòng vì chồng bị ma men quyến rũ, chẳng đưa đi đâu chơi. Bản thân tôi cũng không ham hố gì, nên dịp sau đành lấy lý do đi ô tô để từ chối cồn. Tết bọn trẻ không đi học, vợ chồng phải thay nhau trông chừng, lo ăn uống cho con cả ngày. Nếu cứ uống, say, rồi ngủ, thì tội cho cô ấy quá”.
Đàn ông có thực sự vô tâm hay không? Chia sẻ câu chuyện của bạn trên facebook cùng hastag #DanOngVoTam #Tet nếu đồng tình, hoặc #CongBangVoiDanOng #Tet nếu lên tiếng bênh vực cánh mày râu. Độc giả có thể xem thêm thông tin tại: 1. Landing page: https://bit.ly/2ANTy8F 2. Website: https://bit.ly/2HhbgH6 |
Ngọc Minh