Bài học phát triển năng lượng xanh từ các thành phố trên thế giới
Hệ thống năng lượng toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc để đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu,ìmkiếmsángkiếnnănglượngxanhkiếntạotươnglaiđôthịViệtNam các trận bóng tối nay sự khan hiếm tài nguyên và quá trình đô thị hoá. Trong đó, các giải pháp năng lượng phân tán đang được ứng dụng rộng rãi, thay thế cho năng lượng hóa thạch tại nhiều đô thị trên thế giới.
Là một trong những quốc gia tiêu thụ điện năng cao nhất thế giới, từ năm 2008, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã khởi công dự án "Thành phố xanh" Masdar tại Abu Dhabi với 100% điện năng đến từ các nguồn tái tạo. Nhờ việc kết hợp tái chế, tái sử dụng cùng công nghệ đột phá về năng lượng, Masdar đã dần đạt được các mục tiêu “thành phố không carbon”. Mức tiêu thụ điện năng cao nhất ở Masdar chỉ là 200 MW/ngày thay vì mức phổ biến của các thành phố có cùng quy mô là 800 MW/ngày.
Nhật Bản cũng đang thúc đẩy phát triển và thương mại hóa công nghệ Hydro xanh, một trong những giải pháp để trung hòa carbon. Tại Cánh đồng nghiên cứu năng lượng Hydro ở Fukushima, lượng Hydro tạo ra trong 1 ngày tương đương điện năng tiêu thụ trong 1 tháng của 150 hộ gia đình, được sử dụng để phát điện và phục vụ xe sử dụng pin nhiên liệu.
Tìm kiếm giải pháp năng lượng bền vững tại đô thị Việt Nam
Tại Việt Nam, nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng và tình trạng ô nhiễm không khí đang đặt ra nhu cầu bức thiết phải có những giải pháp năng lượng phân tán tiên tiến ở các đô thị. Để giải quyết bài toán này, nhiều tổ chức, đơn vị phát triển công nghệ đã đưa ra các sáng kiến năng lượng sạch, có nhiều tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn.
Nổi bật trong nhiều đơn vị phải kể đến hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin (BESS) do Allotrope Partners và các đối tác nghiên cứu áp dụng tại Việt Nam. Sáng kiến này nhằm giải quyết tình trạng lãng phí nguồn điện dư thừa được tạo ra bởi năng lượng tái tạo như sinh khối, gió, nước hay mặt trời. Đặc biệt với đất nước dồi dào về năng lượng mặt trời như Việt Nam, bằng cách dự trữ nguồn điện thông qua hệ thống pin, lượng điện năng không được sử dụng ngay tại chỗ sẽ được lưu trữ cho nhu cầu sử dụng sau. Việc khai thác tối đa quang năng sẽ làm giảm áp lực lên lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện một cách bền vững.
Hướng tới đối tượng sử dụng điện năng, các giải pháp đo đếm năng lượng cũng đang được triển khai và chứng minh được giá trị thực tiễn. Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giới thiệu Bộ đo đếm điện sinh thái bao gồm: Hệ thống đo đếm điện năng qua Internet và Phần mềm quản lý năng lượng trực tuyến. Dữ liệu sử dụng điện của các thiết bị sẽ được phân tích, số hoá thành các biểu đồ, giúp khách hàng xác định các thiết bị đang vận hành không cần thiết, kém hiệu quả, từ đó đề xuất chương trình quản lý điện năng phù hợp.
Đây là 2 dự án trong số 5 dự án được lựa chọn tài trợ trong vòng 1 của Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo thuộc khuôn khổ Dự án An ninh năng lượng Đô thị Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát động. Sau vòng kêu gọi đầu tiên, chương trình đang tiếp tục tìm kiếm các ý tưởng sản phẩm, mô hình kinh doanh hoặc mô hình tài chính mới cho hệ thống năng lượng đô thị phân tán, tiên tiến tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Cụ thể, các tổ chức đăng ký hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức do phụ nữ lãnh đạo (bao gồm các tổ chức phi chính phủ, trường đại học, tổ chức tư nhân vì lợi nhuận, đơn vị cung cấp/phát triển công nghệ và cơ sở đào tạo trong nước và của Hoa Kỳ) có ý tưởng đột phá thuộc các lĩnh vực sau đây được khuyến khích đăng ký: Giao thông vận tải, Hiệu quả sử dụng năng lượng tại các tòa nhà, Sản xuất điện, Cung cấp và quản lý điện, Hiệu quả sử dụng nước.
Tham gia chương trình, các dự án thí điểm/trình diễn tiềm năng có thể nhận số tiền tài trợ lên đến 100.000 USD, cùng hỗ trợ kỹ thuật đến từ đơn vị tăng tốc khởi nghiệp để phát triển giải pháp ở quy mô thương mại. Đồng thời, các giải pháp này sẽ có đóng góp lớn đối với lĩnh vực đổi mới công nghệ, góp phần đạt được các mục tiêu đề ra về năng lượng sạch của Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là tại Đà Nẵng và TP.HCM.
Chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo “Người kiến tạo năng lượng tương lai”: https://kientaonangluongtuonglai.com/ Thời hạn: hồ sơ đăng ký cần nộp trước ngày 27/05/2022. |
Lệ Thanh