Đám ma của ông ngoại là lần đầu tiên tôi thấy bà khóc. Ông tôi mất hồi tôi còn là học sinh. Gần mười năm trước khi mất,ềuphụnữViệtbịgiamcầmtrongkhuônkhổtỷ số beijing guoan ông gặp một tai nạn giao thông kinh hoàng, khiến ông bị liệt gần như cả cơ thể. Ông đi lại, nói chuyện, di chuyển hay làm bất cứ điều gì đều cần bà giúp. Lúc duy nhất ông có thể tự đi, lại là lúc ông mất đi.
Vào tang lễ của ông, có năm, sáu pháp sư ngồi giữa sân nhà tôi tụng kinh. Mùi hương nhang bịt kín khuôn viên nhà, mang màu xám xịt đến mờ mắt. Những người lớn trong gia đình tôi mặc đồ trắng từ đầu đến chân. Còn với tư cách là cháu, tôi lần đầu tiên đội khăn trắng. Lúc đó, tôi vẫn chưa thấy bà khóc. Bà ngồi giữa bầy con cháu trong nhà, khuôn mặt đầy tàn nhang lẫn nếp nhăn, nhưng vẻ mặt vô cảm.
Đến lúc gia đình, họ hàng đốt vàng mã cho ông, tôi thấy bà tự tay thả đôi giày ông từng đi vào ngọn lửa trước mặt, và nói: "Tôi đốt cho ông đôi giày, mong là bây giờ ông có thể đi lại được. Ông cố gắng tập thể dục giữ gìn sức khỏe, ông nhé?". Tôi ngước mắt lên khỏi ngọn lửa trước mắt để nhìn bà, mới thấy bà đang lặng lẽ khóc. Hai mắt bà hoe đỏ, khóe mắt tràn lệ, đôi vai nhỏ của bà khẽ run. Tôi chợt nhận ra rằng đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy bà nói với ông những lời âu yếm đến thế. Thú thật, tôi thậm chí còn hiếm khi nghe bà nói chuyện với ông hồi còn sống.
Cách đây vài ngày, tôi tình cờ nghe được một bài phỏng vấn của một nhà văn người Mỹ gốc Việt, có đoạn: "Tôi chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nói họ yêu tôi". Tôi cũng chưa nghe thấy bà tôi nói yêu ông, nhưng những lời ngọt ngào, âu yếm kia, có lẽ còn đi xa hơn chữ "yêu" nhiều đến chừng nào?
Phải chăng những việc cúng rằm, và những ngày lễ tưởng niệm người đã khuất, đều là cách mà người Việt chúng ta bày tỏ tình cảm vì quá ngại ngùng để nói ra trước mặt nhau? Vì những lời ngọt như mía lùi như vậy lại hóa sắt đá khi ta cố đẩy chúng ra khỏi lưỡi, phải đợi cho một trong hai người hóa thành tro bụi rồi mới dám thỏ thẻ trong tiếc nuối.
>> 'Hết thời phụ nữ làm hậu phương cho chồng'
Nếu được quay trở về đúng khoảnh khắc đó, có lẽ tôi sẽ chạm nhẹ khuỷu tay bà, và nói rằng bà khiến cho tôi biết ơn tiếng mẹ đẻ của mình biết nhường nào. Vì trong tiếng Việt, có từ "yêu thương". Hai chữ này giúp tôi hiểu được rất nhiều về tình yêu, đặc biệt là sau khi quan sát cách bà yêu ông. Yêu và thương nghe có vẻ như đồng nghĩa, nhưng cách người Việt bày tỏ tình yêu và bày tỏ tình thương lại rất khác nhau. Người ta hay bày tỏ tình yêu bằng cách thỏ thẻ những lời hay ý đẹp với nhau. Trái lại, khác với yêu, người ta bày tỏ tình thương bằng hành động, chứ không phải lời nói.
Dường như phụ nữ Việt như bà tôi yêu thì không dám, nhưng thương lại nhiều vô tận. Hồi ông còn sống, bà với ông ít nói chuyện với nhau, nhưng bà vẫn bón cho ông ăn ngày ba bữa, dùng thân làm giá đỡ để cõng ông từ vườn vào phòng ngủ, và luôn tắm cho ông trước khi tắm cho mình mỗi tối. Những hành động đó, hiện thân từ "thương" nhiều biết bao. Yêu thương người khác bằng hành động là một điều cao cả, nhưng cũng là một sự thiệt thòi lớn cho phụ nữ Việt.
Trong chương trình Rap Việt mùa 1, thí sinh Tony D khi được MC hỏi về gia đình, đã chia sẻ rằng: "Mẹ là người ủng hộ em thầm lặng. Mẹ là người thương con, nhưng vì môi trường bên ngoài, vì gia đình, vì ba, vì ông bà, nên mẹ không thể trực tiếp ủng hộ con đường em đi, chỉ thể hiện bằng những cái tin nhắn thầm lặng. Mẹ đã nhận được rất nhiều sự chỉ trích từ bên ngoài về đứa con của mình. Ai cũng muốn con mình làm bác sĩ hay kỹ sư, nhưng mẹ lại quyết định ủng hộ tôi theo nghệ thuật. Em nghĩ không có lý do nào khác ngoài việc vì mẹ là một người phụ nữ Việt Nam".
Phải chăng không chỉ con người, mà ngay cả tình yêu cũng biết phân biệt đối xử với phụ nữ? Chữ "yêu" thường dành cho đàn ông, nhưng phụ nữ lại chỉ được "thương" – một thứ tình yêu hết lòng đến nỗi nó không có định nghĩa trong từ điển, vì nó chỉ có thể được định nghĩa bằng những hành động ấm áp. Lý do đơn giản vì trong một xã hội còn nặng tư tưởng thiên vị đàn ông, người ta luôn khăng khăng rằng việc "thương" là trách nhiệm hiển nhiên của phụ nữ.