Tại địa phương,ỗtrợdoanhnghiệpđưasảnphẩmBìnhThuậnlênsànđiệntửtỷ lệ bóng đá đêm nay Sở Công Thương từng phối hợp Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) triển khai Đề án “Xây dựng sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ kết nối giao thương 3 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng”.
Theo đó từ năm 2021, Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh chính thức đi vào hoạt động tại địa chỉ http://sanphamdiaphuong.com.vn.
Thông qua đó hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương. Mặt khác, mở ra cơ hội kết nối cung cầu để trao đổi, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng cũng như sản phẩm vùng miền cả nước trên sàn thương mại điện tử này.
Được biết, sàn thương mại điện tử ngành Công Thương thiết kế giao diện theo hướng tiện lợi, giúp doanh nghiệp dễ dàng đăng ký tài khoản và đăng các sản phẩm - dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Thêm nữa, các chủ cơ sở sản xuất tại địa phương cũng có thể đăng tải thông tin, quản lý đơn hàng bán, thống kê doanh thu trên sàn.
Đối với người tiêu dùng thì có thể xem thông tin sản phẩm và cơ sở sản xuất, hoặc phản hồi về chất lượng để cơ quan chức năng kiểm duyệt nội dung quảng bá sản phẩm, các đánh giá...
Phát huy thế mạnh của loại hình này, thời gian qua sở chức năng địa phương tiếp tục xây dựng Đề án nâng cấp Sàn thương mại điện tử ngành Công Thương và đã được Bộ Công Thương phê duyệt vào cuối năm 2022. Tiếp đó còn phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện triển khai kết nối Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng với Sàn thương mại điện tử quốc gia - Sàn Việt (www.sanviet.vn) nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của sàn thương mại điện tử ngành Công Thương.
Theo ông Biện Tấn Tài - Phó Giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận, đến nay Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã được nâng cấp, hoàn thiện và bổ sung thêm các tính năng. Cụ thể, quản lý gian hàng, quản lý danh mục, quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng theo trạng thái xử lý, quản lý nhóm sản phẩm trong gian hàng. Hay như đăng ký kênh người bán, gắn nhãn sản phẩm, chia sẻ sản phẩm lên Sàn Việt hoặc sàn thương mại điện tử của các địa phương khác...
Trong khi người mua hàng quản lý được thông tin và trạng thái của đơn hàng, có thể đánh giá gian hàng, sản phẩm trên hệ thống và đặc biệt là tính năng tính giá ship của đơn vị vận chuyển, hỗ trợ thanh toán điện tử hoặc tích hợp truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa...
Đầu tháng 5/2024, ngành Công Thương địa phương đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng. Qua đó tập trung hướng dẫn doanh nghiệp về tính năng và cách đăng ký tham gia kinh doanh, mua - bán trên sàn thương mại điện tử ngành Công Thương cũng như liên kết, kinh doanh, mua - bán trên Sàn Việt...
Đây cũng được xem là kênh quan trọng để giới thiệu, quảng bá đến doanh nghiệp, người tiêu dùng về các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng để phát triển thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Bình Thuận.
Liên quan vấn đề này, Sở Công Thương đã giao đơn vị trực thuộc là Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tiếp tục quản lý, vận hành, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng trong thời gian tới.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Thuận cho biết: Sau khi Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đi vào hoạt động, đến nay đã có khoảng 70 doanh nghiệp, cơ sở của tỉnh đăng ký tham gia và đưa “lên sàn” hơn 80 sản phẩm (trong đó có 32 sản phẩm kết nối lên Sàn Việt). Hiện trên các sàn cũng có hàng chục giao dịch thành công của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Bình Thuận như: Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà, Cơ sở Rượu thanh long Bảo Long, Công ty TNHH Nước mắm Mai Hương, Công ty TNHH Bảo Liên Phát... |
Theo Đ.Quốc(Báo Bình Thuận)