Về quê ăn Tết, chở hàng hóa trên nóc ôtô có bị xử phạt?_soi kèo latvia

Dịp Tết Nguyên đán,ềquêănTếtchởhànghóatrênnócôtôcóbịxửphạsoi kèo latvia nhiều người dân có thói quen buộc hàng hóa, hành lý... lên nóc ôtô rồi lưu thông trên đường. Việc chở hàng hóa trên nóc ôtô như vậy có đúng quy định?

Nghi dinh 168 anh 1

Nhiều người có thói quen chở hàng hóa trên nóc xe. Ảnh:Đình Hiếu.

Anh Nguyễn Vĩnh (trú tại Ba Đình, Hà Nội) băn khoăn, khi không gian bên trong xe đã hết thì có được tự lắp giá để đồ hoặc chằng buộc hàng hóa lên nóc xe hay không?

Liên quan đến việc này, tại Điều 17 quy định chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ (Thông tư 39/2024 của Bộ GTVT) nêu rõ: Ôtô chở người không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe và không được xếp hàng hóa, hành lý trên nóc xe (trừ trường hợp có thiết kế được cơ quan đăng kiểm chứng nhận) để đảm bảo an toàn giao thông.

Như vậy, nếu người dân tự ý lắp giá để đồ lên nóc ôtô mà chưa được cơ quan chức năng cấp phép, chứng nhận là trái quy định.

Còn Nghị định 168/2024 hiện chưa có mức xử phạt với ôtô con chở đồ, hàng hóa, hành lý... trên nóc xe. Tuy nhiên có quy định liên quan đến việc chở hàng hóa trên ôtô khách, ôtô chở người từ 8 chỗ trở lên.

Tại Điều 20 của Nghị định 168/2024 quy định về xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển ôtô chở hành khách, ôtô chở người và các loại xe tương tự ôtô chở hành khách vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nêu: "Phạt 600-800 nghìn đồng nếu vi phạm sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách".

Cũng tại Điều 20 quy định: "Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe", sẽ bị phạt 600-800 nghìn đồng.