PhongThuyBet

Tin thể thao 24H Thực đơn bữa ăn học đường khoa học, chuyên gia khuyên hạn chế muối, đường _ketqua bóng da

Thực đơn bữa ăn học đường khoa học, chuyên gia khuyên hạn chế muối, đường _ketqua bóng da

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 được Chính phủ ban hành nhằm mục tiêu duy trì,ựcđơnbữaănhọcđườngkhoahọcchuyêngiakhuyênhạnchếmuốiđường ketqua bóng da đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe, bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.

Một trong các nội dung quan trọng được nêu trong chương trình là vấn đề tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý trong trường học, với những chỉ tiêu quan trọng. 

Theo các chuyên gia, bữa ăn bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, sự phát triển về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của học sinh.

Học sinh được thụ hưởng bữa ăn học đường với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cân đối, phù hợp trong trường học không những giúp các em nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn dinh dưỡng như thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm mà còn xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh.

Bên cạnh đó các em được kết hợp vui chơi, vận động phù hợp với nhu cầu sở thích và lứa tuổi qua các hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục ngoài giờ, các trò chơi trải nghiệm sẽ tạo môi trường gắn kết, giúp các em phát triển hài hòa thể chất, tinh thần.

bua an .jpg
Học sinh Trường Tiểu học Đoàn Khuê, quận Long Biên, Hà Nội hào hứng với bữa ăn trưa tại trường. 

Một thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố năm 2022, trong năm học 2019-2020, chỉ có 26.392 bếp ăn/55.335 cơ sở cấp học mầm non chiếm gần 50%; trong khi với cấp tiểu học, khoảng 5.000/15.000 trường (30%) tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh, trong đó có hơn 3.300 trường học có bếp ăn, hơn 700 trường dùng suất ăn công nghiệp.

Gần 40% số trường có bếp ăn tập thể, căng tin chưa đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, việc quản lý và giám sát bữa ăn học đường còn nhiều hạn chế.

Một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học gây ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh và tạo ra tâm lý không yên tâm cho cha mẹ học sinh. Chính vì vậy, tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục là rất cần thiết.

Thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý: Hạn chế muối, đường 

Theo hướng dẫn của nhóm chuyên gia gồm các nhà giáo dục và dinh dưỡng y khoa, thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng.

Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc, gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.

Cùng đó, thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phù hợp theo quy định và điều kiện của từng cơ sở. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm sẵn có ở địa phương và chế biến phù hợp với khẩu vị của học sinh.

Đặc biệt, để phòng các bệnh lý không lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo thực đơn bữa ăn học đường cần hạn chế sử dụng đường và muối. Lượng đường không quá 15g/học sinh/ngày. Muối không quá 4g/ngày đối với học sinh tiểu học; không quá 3g/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi; không nên cho gia vị, muối vào thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi; nên sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn.  

Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thực đơn cần có sữa tươi và các chế phẩm từ sữa bảo đảm theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap