Lab kinh tế số là 1 trong 3 lab nghiên cứu chuyên sâu vừa được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông ra quyết định thành lập,ậpphòngthínghiệmnghiêncứuchuyênsâuvềkinhtếsốkết quả vđqg úc bên cạnh các lab khác là báo chí - truyền thông, dữ liệu và hệ thống thông minh.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ TT&TT, cho biết sở dĩ Học viện có thể trở thành một đơn vị nghiên cứu mạnh là nhờ có các Viện nghiên cứu, các phòng lab nghiên cứu chuyên sâu cùng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và các đơn vị hỗ trợ tham mưu về khoa học công nghệ.
“Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của trường thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học chất lượng, được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus. Các viện nghiên cứu dù còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động nghiên cứu khoa học, song cũng đang dần mở ra các hướng kinh doanh dịch vụ khoa học công nghệ”, ông Đặng Hoài Bắc cho hay.
Thời gian qua, Học viện đã thành lập và đưa vào hoạt động 7 lab nghiên cứu về chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, blockchain… Việc tiếp tục xây dựng các lab nghiên cứu chuyên sâu về báo chí - truyền thông, dữ liệu và hệ thống thông minh, kinh tế số là nhằm tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực này, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện có trình độ nghiên cứu khoa học cao; nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học.
Đồng thời, tạo môi trường năng động thúc đẩy và phát huy hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hướng tới các sản phẩm đầu ra rõ ràng, bao gồm các bài báo khoa học quốc tế uy tín, sản phẩm khoa học công nghệ được ứng dụng, bằng độc quyền sáng chế và bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Cùng với đó, thúc đẩy hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.
Với riêng lab kinh tế số, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Đặng Hoài Bắc nhấn mạnh vai trò của đơn vị nghiên cứu này trong việc đánh giá chỉ số kinh tế số của các địa phương, giúp các Bộ TT&TT, GD&ĐT thực hiện các nghiên cứu đánh giá chuyên sâu về kinh tế số.
Theo quyết định thành lập, lab kinh tế số có 21 thành viên. Ngoài những thành viên là giảng viên, nghiên cứu viên của trường, lab kinh tế số còn có sự tham gia của 2 chuyên gia là Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT.
Tại buổi tôn vinh các đơn vị, cá nhân có đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện vừa tổ chức, cùng với việc công bố quyết định thành lập lab, lãnh đạo nhà trường cũng đã giao Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Việt Đức, Trưởng khoa Tài chính kế toán đảm trách vị trí Trưởng lab kinh tế số.
Chia sẻ với VietNamNet, Trưởng lab kinh tế số Đặng Thị Việt Đức cho biết, dự kiến thời gian sắp tới, lab sẽ tập trung vào các nội dung công việc chính gồm: tham gia xây dựng báo cáo thường niên về kinh tế số Việt Nam; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và đánh giá chuyên sâu về các chỉ số kinh tế số cho các tỉnh, thành phố; nghiên cứu xây dựng ngành đào tạo đại học về kinh tế số; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo sau đại học về kinh tế số.
Phát triển kinh tế số Việt Nam cần dựa trên cả 3 trụ cộtĐặc biệt nhấn mạnh việc phát triển kinh tế số, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ cần dựa trên cả 3 trụ cột, gồm quản trị số, khai thác dữ liệu và phát triển kinh tế số ngành.