Ngày này năm xưa: Hải quân Hàn Quốc tấn công cướp biển_tin le keo

Chiến dịch giải cứu mang tên "Bình minh trên vịnh Aden" diễn ra cách bờ biển Somalia 1.300km và kéo dài 5 tiếng đồng hồ. Một tàu khu trục của Hàn Quốc và các trực thăng Lynx đã bắn súng cảnh cáo khi các lính đặc nhiệm lặng lẽ tiếp cận thân tàu Samho Jewelry thuộc quyền sở hữu của công ty Samho Shipping vào lúc rạng sáng,àynàynămxưaHảiquânHànQuốctấncôngcướpbiểtin le keo hãng thông tấn Yonhap đưa tin.

{keywords}
Những chiếc thang bọn cướp biển dùng để đột nhập tàu Samho Jewelry. (Ảnh: Reuters)

Những tên cướp biển đã bắn súng AK-47 và ném lựu đạn về phía tàu Hàn Quốc. Hải quân Hàn Quốc cũng khai hỏa đáp trả. Sau khi chiến dịch kết thúc, 8 tên hải tặc đã bị giết và 5 tên khác bị bắt. Thuyền trưởng của con tàu nặng 11.500 tấn bị bắn vào bụng, song không nguy hiểm tới tính mạng, một số đặc nhiệm cũng bị thương nhẹ.

{keywords}
Các đặc nhiệm Hải quân Hàn Quốc tiếp cận tàu.

Trước đó, tàu Samho Jewelry đã bị cướp biển tấn công ở vùng biển giữa Oman và Ấn Độ khi đang chở hóa chất từ Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất tới Sri Lanka vào hôm 15/1.

Trung tướng Lee Bung-woo, phát ngôn viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết: "Lực lượng đặc nhiệm của chúng tôi đã xông lên tàu Samho Jewelry bị hải tặc khống chế vào sớm ngày hôm nay và giải cứu toàn bộ con tin. Trong chiến dịch, lực lượng của chúng tôi đã tiêu diệt một số tên cướp biển và toàn bộ con tin đều sống sót".

{keywords}
Chiến dịch giải cứu kéo dài 5 tiếng đồng hồ. (Ảnh: AP)

Vào thời điểm bị bắt giữ, trên tàu có 21 người gồm 8 công dân Hàn Quốc, 2 công dân Indonesia và 11 công dân Myanamr. Seoul đã ra lệnh cho tàu khu trục Choi Young đang tuần tra ở vịnh Aden bám theo con tàu này gần một tuần, trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chỉ đạo hải quân phải áp dụng "mọi biện pháp có thể" để cứu thủy thủ đoàn.

{keywords}
Những khẩu súng AK của hải tặc bị tịch thu. (Ảnh: Reuters)

Cuộc giải cứu hôm 21/1 diễn ra sau một vụ đấu súng cách đó vài ngày khi tàu khu trục chạm trán với những tên cướp biển rời khỏi tàu Samho Jewelry để tìm cách khống chế một tàu Mông Cổ ở gần đó. Các đặc nhiệm của Hải quân Hàn Quốc đã triển khai một tàu cao tốc và một trực thăng để giải cứu tàu Mông Cổ. Một số tên cướp biển được tin là đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích đó mặc dù thi thể của chúng không được tìm thấy.

"Chiến dịch này đã thể hiện ý chí mạnh mẽ, không bao giờ thỏa hiệp với cướp biển của chính phủ Hàn Quốc", Trung tướng Lee nói.

{keywords}
Trung tướng Lee Bung-woo, phát ngôn viên của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc trình bày về kế hoạch giải cứu tàu Samho Jewelry. (Ảnh: Reuters)

Trong một thông báo trên truyền hình sau khi chiến dịch giải cứu kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak cho biết quân đội đã "thực hiện chiến dịch một cách hoàn hảo trong hoàn cảnh khó khăn". "Chúng ta sẽ không tha thứ cho bất cứ hành vi nào đe dọa tính mạng và sự an toàn của người dân trong tương lai", Tổng thống Hàn nhấn mạnh.

Người nhà của các thủy thủ trên tàu nói rằng họ cảm thấy hồi hộp tới mức nghẹt thở khi theo dõi tin tức về vụ giải cứu. "Bây giờ tôi mới thở phào nhẹ nhõm", con trai của thủy thủ Kim Doo-chan nói.

Vịnh Aden, nằm giữa Yemen và Somalia là một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới và trở thành điểm nóng của các vụ cướp biển. Năm 2010, hải tặc Somalia đã nhận số tiền chuộc kỷ lục lên tới 9,5 triệu USD sau khi bắt giữ một con tàu khác của hãng Samho Shipping.

Sầm Hoa