TheặplạicontraibịbảomẫubắtcócnămtrướcởTrungQuốti so kolno QQ, tháng 4 năm nay, cảnh sát Uy Hải (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) phát hiện mẫu ADN của người đàn ông tên Trần Lượng phù hợp với ADN của vợ chồng ở Trùng Khánh có con trai bị bảo mẫu bắt cóc vào năm 1988.
Sau điều tra sơ bộ, cảnh sát Uy Hải liên hệ với cảnh sát Trùng Khánh để thu thập thêm thông tin, cuối cùng khẳng định Trần Lượng chính là đứa trẻ mất tích năm đó. Ngày 12/5, Trần Lượng chính thức được đoàn tụ với cha mẹ ruột tại Sở cảnh sát Uy Hải sau 33 năm thất lạc.
Năm 1988, Trần Lượng sống cùng bố mẹ ở thành phố Trùng Khánh. Khi đó anh mới 3 tháng tuổi, được đặt tên Chung Chí Dật. Bố mẹ đều bận rộn với công việc, gia đình quyết định tìm một bảo mẫu về chăm sóc cho con trai.
Ngày 13/1/1988, bà Nhiễm (mẹ Trần Lượng) đến "chợ vú em", nơi tập trung những phụ nữ từ vùng nông thôn lên thành phố tìm việc trông nom trẻ, để kiếm một bảo mẫu. Sau khi thỏa thuận với người phụ nữ họ Trần, giới thiệu đến từ Tứ Xuyên, bà Nhiễm mời người này về nhà.
Ngay đêm đầu tiên, bà Trần đã đề nghị để đứa trẻ ngủ với mình nhưng bà Nhiễm không đồng ý vì nói con trai còn cần được bú sữa mẹ lúc nửa đêm.
Một hôm, chồng đi công tác, bà Nhiễm đến cơ quan để nộp báo cáo. Cơ quan của bà chỉ cách nhà khoảng 10 phút đi bộ. Khoảng 8h50 bà trở về nhưng không thấy ai trong nhà. Một người hàng xóm ở tầng dưới nói nhìn thấy ngươi bảo mẫu bế cháu bé đi, bà chỉ nghĩ Trần cho con mình đi dạo.
Vợ chồng đoàn tụ với con trai sau 33 năm xa cách. |
Sau khi đợi mãi không thấy bảo mẫu đưa con về, gia đình bà Nhiễm trình báo cảnh sát, hai vợ chồng cũng truy tìm tung tích cậu bé khắp nơi. Tuy nhiên do mạng lưới điều tra chưa phát triển, họ không có manh mối gì. Nhập tên và địa chỉ người trông trẻ đó lên hệ thống, họ nhận thông báo "không tìm thấy người như vậy".
"Chúng tôi đi khắp Tứ Xuyên, Thiểm Tây và những nơi xa hơn để tìm con những đều thất vọng trở về. Từ khi thằng bé bị bắt cóc, bố mẹ chồng tôi sức khỏe vốn đã yêu lại càng yếu hơn. Đến trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông nội vẫn nói phải tìm cháu về cho bằng được", bà Nhiễm kể.
Trần Lượng chỉ nhớ rằng từ nhỏ anh sống với mẹ - chính là người bảo mẫu - ở thành phố thuộc tỉnh Hà Nam, lên 7 tuổi anh theo mẹ về vùng nông thôn. Mười năm trước, khi mẹ qua đời, dì của Trần Lượng vô tình nói về bí mật bà giấu kỹ từ lâu.
"Dì kể trước đây mẹ từng lên thành phố làm vú em cho nhà người ta. Đến khi về quê thì bế thêm đứa trẻ mới mấy tháng tuổi, nhưng ai hỏi bà ấy cũng nói đó là con của bà ấy".
Câu chuyện kỳ lạ khiến Trần Lượng bị sốc. "Trước đây tôi chưa từng mảy may nghi ngờ xuất thân của mình. Khi nghe chuyện, tôi rất lo lắng. Sau khi mẹ mất, tôi thấy cuộc sống thật vô nghĩa. Tết Nguyên đán tôi cũng chẳng về nhà nữa, tôi sống cô đơn và hiếm khi chia sẻ với ai về mình".
Năm 2021, Bộ Công an Trung Quốc đã tổ chức "chiến dịch đoàn tụ" cho những gia đình thất lạc người thân. Cảnh sát vận động mọi người tích cực tham gia vào việc thu thập ADN miễn phí. Trần Lượng cũng khai báo thông tin và cung cấp mẫu ADN của mình và may mắn tìm thấy bố mẹ ruột.
Sáng 12/5, trong phòng họp của Sở Cảnh sát Uy Hải, bà Nhiễm mừng rỡ và ôm chầm lấy con trai. Quá xúc động, bà quỵ ngã xuống sàn. Để có được cái ôm này, vợ chồng bà đã chờ đợi suốt 33 năm.
Sau cuộc gặp gỡ, Trần Lượng nhanh chóng chuyển về Trùng Khánh để đoàn tụ cùng bố mẹ.
Theo Zing
Chị em song sinh đoàn tụ sau 36 năm không biết sự tồn tại của nhau
Hai chị em sinh đôi chào đời ở Hàn Quốc đã không hề hay biết sự tồn tại của nhau trong khi một người lớn lên ở Florida, người còn lại ở Philadelphia.