Ở một trường học mà hiệu trưởng thiếu chuẩn mực,vớibóng đá quốc tế trình độ chuyên môn hạn chế, không đủ lòng nhiệt huyết và trách nhiệm, quản lý thiếu công bằng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện quy chế dân chủ.
Dân chủ được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống cũng như trong nhà trường, trong phạm vi hẹp, chúng tôi chỉ nêu một vài nhận xét về tính dân chủ được thể hiện qua nguyện vọng chính đáng của giáo viên và hoạt động liên tịch nhà trường trong việc phân công nhiệm vụ giáo viên hàng năm.
Giáo viên là những người được đào tạo trong môi trường sư phạm. Từ những ngày còn là giáo sinh, với họ, đời dạy học ngày mai là những chuỗi màu hồng cao cả trong cuộc sống đời thường. Sau khi ra trường, những thỏi son hồng đó mỗi ngày một phai phôi theo thời gian.
Làm người giáo viên trong môi trường mà giờ đây không thiếu những áp lực của công việc, những hội thi, những cuộc kiểm tra hay chỉ là nguyện vọng giản đơn trong việc phân công nhiệm vụ hàng năm nhưng không được xem xét thấu đáo.
Trong công tác quản lý, việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường hàng năm do hiệu trưởng quyết định.
Việc bố trí giáo viên chủ nhiệp lớp, khu vực hay phân hiệu thường được thực hiện một cách dân chủ qua các bước. Thứ nhất là xem xét hoàn cảnh gia đình, trình độ chuyên môn, sở trường, khí chất.
Tiếp theo là tổ chức cuộc họp liên tịch, hiệu trưởng thông qua dự kiến phân công chuyên môn trong cuộc họp chi bộ để chi bộ có hướng chỉ đạo và thăm dò lắng nghe ý kiến phản biện của các đảng viên để làm cơ sở.
Bên cạnh đó là xem xét quyết định phân công chuyên môn của tất cả các năm học trước, kết quả xét thi đua, xét công chức, kết quả công tác trong suốt quá trình, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân, xem xét hoàn cảnh gia đình, tình hình sức khỏe…
Các đối tượng không được phân công theo nguyện vọng sẽ được mời trao đổi, phân tích, giải thích, đồng thời có hướng động viên, khích lệ, lưu ý đến việc biểu dương thành tích của họ…
Cuối cùng là tổ chức cuộc họp hội đồng Sư phạm để công bố quyết định phân công chuyên môn đầu năm học và lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên, đồng thời phân công nhiệm vụ, sắp xếp buổi dạy, thời khóa biểu một cách khoa học.
Hiệu trưởng có quyền quyết định khi có quan điểm không thống nhất trong phân công nhiệm vụ. Hiệu trưởng phải có tính toán tốt và khả năng quyết đoán, cũng như dự báo trong một năm học để tránh thay đổi do tách lớp, ghép lớp, nhận giáo viên mới, có giáo viên chuyển đi, giáo viên nghỉ sản và các qui định mới của Nhà nước về biên chế, bố trí chức danh..., có biện pháp tốt đối với những trường hợp “Khẩu phục, tâm chưa phục” trong việc chấp hành phân công nhiệm vụ.
Việc phát huy dân chủ trong ngành giáo dục là yếu tố quyết định đối với việc có thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục tốt hay không. |
Đó là quy trình phân công nhiệm vụ một cách khoa học và thể hiện rõ nét tính dân chủ trong nhà trường. Thực tế, có được bao nhiêu hiệu trưởng thực hiện đầy đủ những việc làm trên?
Việc tổ chức cuộc họp liên tịch để bàn bạc điều chỉnh phân công nhiệm vụ một cách phù hợp nhất để từng cá nhân phát huy tốt sở trường và được sự đồng ý cao của các thành viên tham dự. Nhưng thực tế, cuộc họp liên tịch nhà trường cũng chỉ là thủ tục. Bởi vì, người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể (Đoàn thanh niên, Công đoàn cơ sở) trong nhà trường lại là giáo viên, vì nhiều lý do họ không thể đứng ra để bênh vực một cách chính đáng cho đoàn viên của mình.
Tiếng nói của họ, trên thực tế không có nhiều “trọng lượng” và hơn thế nữa họ cũng “lo thân mình còn chưa xong”.
Cuối cùng, người giáo viên phải chấp hành mọi sự phân công của hiệu trưởng. Mọi đề xuất, nguyện vọng chính đáng đều không được xem xét.
Sự mất dân chủ trong việc điều hành, quản lý còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng chung quy lại, việc thiên lệch, mối quan hệ gia đình, và những vấn đề tế nhị đã dẫn đến sự lạm quyền, xem nhẹ các đoàn thể trong nhà trường, từ đó làm mất niềm tin của giáo viên đối với tập thể, đối với lãnh đạo.
Dân chủ được giáo viên coi như vấn đề cao xa, mà người giáo viên không “với” đến được.
Vậy nên, dân chủ cần thể hiện rõ ở phẩm chất của người đứng đầu, là người lãnh đạo biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến cá nhân, đoàn thể trong nhà trường, biết thu thập thông tin đa chiều và không vụ lợi, biết cách giải quyết kịp thời về chế độ chính sách, không câu nệ những quy định rập khuôn.
Đặc biệt, dân chủ thể hiện tốt hơn trong việc thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định, hiện nay đây là vấn đề rất “nhạy cảm”, định kỳ công khai các chế độ chính sách và quyền lợi đối với thành viên trong nhà trường.
Cuối cùng, người lãnh đạo tốt là người thực hiện thường xuyên quy chế dân chủ, biết đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện như cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập và làm trái nguyên tắc. Biết xây dựng nhà trường thành biểu tượng của “thương hiệu”: dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm.
Xuân Quang