Tôi lấy chồng năm ngoái. Vợ chồng tôi làm công nhân,ầnđầuănTếtnhàchồngnàngdâurunrẩytrướcbảngchitiêucủamẹlichj c1 sống trọ tại tỉnh Bình Dương. Quê tôi ở Long An, còn quê chồng ở Lâm Đồng.
Hàng tuần, chúng tôi đều về Long An thăm cha mẹ tôi. Thế nên, dịp lễ Tết, cả hai sẽ về thăm cha mẹ chồng.
Quanh năm không phải làm dâu, tôi thấy mình thảnh thơi hơn nhiều chị em khác. Từ đó, tôi có suy nghĩ khi về nhà chồng chơi, mình phải quan tâm và chi tiêu thoáng hơn.
Tuy nhiên, ngay lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi đã có một trải nghiệm không mấy vui vẻ.
Trước ngày về Lâm Đồng, tôi mua sắm rất nhiều bánh mứt, quần áo làm quà. Tôi còn cẩn thận chuẩn bị phong bao lì xì cho cha mẹ chồng và các cháu nhỏ.
Tôi đinh ninh, mẹ chồng sẽ vui vẻ và trách yêu: “Mua gì mà nhiều thế”. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Vợ chồng tôi vừa bước xuống xe khách, khệ nệ xách hành lý vào nhà thì mẹ chồng từ sau bếp ra đón. Nụ cười của bà chợt tắt khi cùng tôi soạn đến túi quà cuối cùng.
Bà kéo tôi vào phòng riêng và dạy dỗ: “Sao năm đầu về nhà chồng mà con không chuẩn bị quà bánh biếu họ hàng?
Nhà mình có thông lệ, năm đầu về nhà chồng ăn Tết, cô dâu mới phải chuẩn bị quà bánh, bao lì xì cảm ơn cô bác, anh em… đã đến dự cưới.
Chồng con không nói cho con biết sao, cha mẹ con không dạy con điều này sao?”.
Tôi có chút hoang mang nhưng kịp nói đỡ rằng, ở quê mình không có thông lệ đó.
Nghe vậy, mẹ chồng sang phòng riêng lấy giấy bút, rồi ghi “những thứ cần làm, cần tiêu” trong lần đầu về nhà chồng ăn Tết. Bà đưa cho tôi tờ giấy và nói: “Ngày trước, chị gái của thằng T. (chồng tôi) lấy chồng, mẹ cũng đưa giấy, dặn nó làm theo. Nhờ vậy, cha mẹ chồng quý nó lắm”.
Đọc từng việc cần làm và những khoản cần chi tiêu trong tờ giấy của mẹ chồng đưa mà tôi run lẩy bẩy. Tiền quà, tiền lì xì, tiền biếu cha mẹ chồng, tiền góp vào ăn Tết chung… cứ nhảy múa trong đầu tôi.
Chỉ riêng khoản tiền góp vào ăn Tết chung, tôi đã phải đưa cho mẹ chồng 3 triệu đồng. Vì mẹ chồng có lưu ý rõ trong giấy là “ít nhất 2 triệu đồng”.
Ngoài ra, tiền lì xì cha mẹ chồng vào mùng 1 Tết là 500.000 đồng/người, các cháu nhỏ thì 200.000 đồng/bé. Chưa kể, quà thăm họ hàng mỗi nhà bao gồm: 1 hộp bánh ngọt, 1 túi trà hoặc cà phê.
Tết năm ngoái, tôi không còn thời gian vui chơi, phải dành trọn mùng 2, mùng 3 để đến biếu quà từng nhà. Đến nhà nào có trẻ con, tôi lại phải lì xì từ 20.000 – 50.000 đồng/bé.
Tổng chi tiêu “cảm ơn họ hàng” phải hơn 10 triệu đồng, chưa tính đến quà bánh trước đó vợ chồng tôi chuẩn bị cho cha mẹ chồng.
Với đồng lương công nhân và nhất là thời điểm khó khăn, hơn 10 triệu đồng đó trở thành món nợ mà vợ chồng tôi phải dè sẻn mới trả hết.
Lần này về quê chồng, tôi đã chuẩn bị 3 triệu đồng góp vào ăn Tết, 2 triệu đồng tiền lì xì. Dù rất xót xa nhưng tôi cũng cố gắng thu xếp, tính toán để chồng được vui.
Tôi chỉ mong lần về Tết này không phát sinh thêm khoản chi tiêu nào khác. Bởi, tôi đang lên kế hoạch có em bé trong năm mới. Việc gánh thêm nợ sau Tết sẽ khiến dự định của chúng tôi phải hoãn lại mất thôi.
Độc giả giấu tên
Chi tiêu mua sắm chuẩn bị cho Tết như thế nào, tiêu bao nhiêu để vẫn đủ đầy mà không lãng phí... luôn là những câu hỏi khó trả lời của các gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. VietNamNet mở diễn đàn "Tết này, tiêu gì?" để các độc giả chia sẻ cách mua sắm, chi tiêu ngày Tết. Những bài viết chất lượng, chia sẻ cách chi tiêu hữu ích sẽ được VietNamNet đăng tải. Bài viết của độc giả xin gửi về địa chỉ email: [email protected] |