Năm 2020,ữngđiểmmớitrongtuyểnsinhTrườngĐHBáchkhoaHàNộinălich thi dau bong da laliga Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn áp dụng 2 phương thức tuyển sinh là xét tuyển thẳng và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Nhà trường vẫn áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào bằng việc xét học lực trong 3 năm THPT trước khi xét tuyển dựa trên điểm thi của tổ hợp xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia 2020.
Về cơ bản, phương thức tuyển sinh năm 2020 của trường không có nhiều thay đổi so với năm 2019, tuy nhiên, có một số điểm mới đáng lưu ý đối với thí sinh.
3 mã xét tuyển mới
Ba mã xét tuyển mới này thuộc Chương trình Việt - Pháp (PFIEV), trước đây là Chương trình Kỹ sư Chất lượng cao. Thí sinh sau khi đã trúng tuyển vào trường ĐHBK Hà Nội nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện sẽ được xét tuyển vào chương trình này.
Từ năm 2020, mỗi chuyên ngành đào tạo trong khuôn khổ Chương trình Việt - Pháp PFIEV sẽ xét tuyển trực tiếp dựa trên điểm thi THPT quốc gia của thí sinh với 3 mã xét tuyển là: 1/ TE-EP: Cơ khí hàng không; 2/ IT-EP: Hệ thống thông tin; 3/ EE-EP: Tin học công nghiệp.
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Trình độ kỹ sư thuộc chương trình PFIEV đã được Ủy ban văn bằng Kỹ sư Pháp và Cơ quan kiểm định các chương trình đào tạo kỹ sư Châu Âu công nhận tương đương với trình độ thạc sĩ. Năm 2015, Bộ GD-ĐT cũng đã công nhận văn bằng kỹ sư PFIEV tương đương trình độ thạc sĩ trong việc xét tuyển học tiếp lên trình độ cao hơn (tiến sĩ). Kỹ sư PFIEV chỉ cần học một chương trình tương đối ngắn (4-6 tháng) để được cấp bằng thạc sĩ khoa học của Trường ĐHBK Hà Nội.
Thay đổi chính sách cộng điểm ưu tiên xét tuyển
Theo thông tin tuyển sinh dự kiến năm 2020, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.5 trở lên (hoặc quy đổi tương đương đối với các chứng chỉ khác) được cộng điểm khuyến khích vào tổng điểm xét tuyển (quy về thang điểm 30) cho các ngành, chương trình đăng ký xét tuyển với tổ hợp xét tuyển không có môn tiếng Anh. Đây là một điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật nhằm đảm bảo sự công bằng cho thí sinh khi tham gia xét tuyển.
Còn năm 2019, khi thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên lựa chọn tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh thì sẽ được cộng từ 0.125 điểm đến tối đa 1 điểm. Trong khi đó, nếu xét tuyển bằng tổ hợp môn không có môn tiếng Anh sẽ được cộng từ 0,25 đến tối đa là 2 điểm.
Một số ngành sẽ xét tuyển tổ hợp có môn tiếng Pháp, Nhật
Do đặc thù của một số ngành đào tạo, nhà trường xét tuyển thêm một số tổ hợp giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn. Ví dụ, với tổ hợp Toán - Văn - Anh, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh (FL1, FL2), các ngành Kinh tế thuộc các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế (EM-VUW, EM-NU) và các chương trình đào tạo quốc tế do nước ngoài cấp bằng (TROY-BA, TROY-IT)
Học sinh lựa chọn ngoại ngữ tiếng Pháp ở kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng tổ hợp Toán - Lý - Pháp để xét tuyển vào các chương trình Việt - Pháp PFIEV như Cơ khí hàng không (TE-EP), Hệ thống thông tin (IT-EP) và Tin học công nghiệp (EE-EP), hoặc chương trình đào tạo quốc tế CNTT: Hệ thống thông tin (IT-GINP) thuộc chương trình hợp tác giữa nhà trường với ĐH Quốc gia Bách khoa Grenoble (CH Pháp).
Đặc biệt, từ năm 2020, học sinh lựa chọn ngoại ngữ tiếng Nhật ở kỳ thi THPT quốc gia có thể sử dụng tổ hợp Toán - Lý - Nhật để đăng ký xét tuyển vào các chương trình như: CNTT Việt - Nhật (IT-E6), Hệ thống nhúng thông minh và IoT (ET-E9) hoặc chương trình đào tạo quốc tế Cơ điện tử (ME-NUT) hợp tác giữa ĐHBK Hà Nội và ĐH Công nghệ Nagaoka (Nhật Bản).
Theo thông tin dự kiến đã công bố, năm 2020, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh khoảng 6.800 chỉ tiêu cho 58 mã xét tuyển thuộc các ngành và chương trình đào tạo. Con số này không thay đổi nhiều so với năm 2019.
Thanh Hùng
Trường đại học lên phương án xét tuyển 'bỏ qua' kết quả học kỳ II lớp 12
- Một số trường đại học vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2020, trong đó với phương thức xét tuyển bằng học bạ, các trường này sẽ không xét điểm học kỳ II năm lớp 12.