Giảm 50% phí trước bạ,ảmphítrướcbạcómâuthuẫnvớigiảipháphạnchếôtôvàonộiđôbd bxh vn lượng tiêu thụ xe tăng đột biến
Bộ Tài chính vừa có văn bản xin ý kiến các bộ ngành, địa phương góp ý cho dự thảo nghị định về giảm 50% lệ phí trước bạc ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước, áp dụng từ ngày 15/11/2021 đến hết ngày 15/5/2022.
Trường hợp Chính phủ ký ban hành nghị định sau 15/11, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ thời gian thực hiện và hiệu lực từ ngày 1/12 đến hết tháng 5 năm sau.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc giảm 50% phí trước bạ với ô tô sản xuất trong nước sẽ mâu thuẫn với giải pháp "Thu phí phương tiện xe cơ giới đường bộ đi vào một số khu vực nhằm hạn chế ùn tắc giao thông" vừa được Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP. Hà Nội trình Sở Giao thông vận tải Hà Nội, dự kiến từ năm 2025 sẽ thu phí ôtô đi từ khu vực vành đai 3 vào trung tâm Hà Nội.
Bởi, trong báo cáo tổng kết công tác 6 tháng đầu năm công bố ngày 10/7/2021, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, với chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với xe ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến 31/12/2020, lượng xe trong nước tiêu thụ có tháng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Nhiều người cho rằng, chính sách giảm lệ phí trước bạ sẽ mâu thuẫn với giải pháp hạn chế phương tiện vào nội đô. Ảnh: Cường Ngô |
Cũng theo báo cáo này, kể từ khi Chính phủ cho giảm 50% phí trước bạ, lượng xe tiêu thụ tăng đột biến, riêng 11 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số 6 tháng cuối năm 2020 đạt gần 121.000 chiếc, tăng gần 55.000 chiếc so với 6 tháng đầu năm, ước tăng khoảng 45,5% và chủ yếu tăng ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM.
Giảm lệ phí trước bạ là cần thiết nhưng không nên áp dụng lâu dài
Dù vậy, theo chia sẻ của một số chuyên gia, chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ không ảnh hưởng đến giải pháp thu phí ôtô vào nội đô.
Trao đổi với PV, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, chủ trương thu phí vào nội đô để hạn chế phương tiện cá nhân đã được đưa ra từ lâu. Với đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cải thiện tình trạng giao thông là rất cần thiết. Chủ trương thu phí phương tiện cơ giới cá nhân vào trung tâm thành phố đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng lâu nay.
Còn việc giải pháp này có mâu thuẫn với đề xuất giảm 50% phí trước bạ hay không?, chuyên gia Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng "không mâu thuẫn". Bởi, việc giảm 50% lệ phí trước bạ là giải pháp ngắn hạn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, sản xuất lắp ráp ôtô trong nước trước ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, không mang tính chất lâu dài.
"Đến nay, dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp và khó lường, số ca nhiễm mới đã thấp hơn mức đỉnh dịch nhưng vẫn ở con số cao. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng đang đe dọa nghiêm trọng đến các ngành sản xuất, trong đó có ngành sản xuất, lắp ráp ô tô.
Do đó, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, kích cầu tiêu dùng, thì việc trình Chính phủ dự án Nghị định quy định giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước là cần thiết và phù hợp", ông Thuỷ nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, chính sách này chỉ nên áp dụng trong bối cảnh đặc biệt là ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 và trong khoảng thời gian rất ngắn, không nên thực hiện tràn lan, tuỳ tiện.
Bởi, về lâu dài chính sách này ảnh hưởng đến giải pháp thu phí xe vào nội đô để hạn chế ùn tắc, đồng thời sẽ vi phạm các quy định của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Liên quan đến việc Hà Nội đang nghiên cứu đặt 87 trạm thu phí để hạn chế ô tô vào khu vực nội đô, nhiều chuyên gia và người dân đã bày tỏ những băn khoăn đối với đề xuất chưa có tiền lệ này.