Ngụy Vĩnh Khang (SN 1983,ầnđồngbịbuộcthôihọcvìăncơmphảicóngườiđúkq genk tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) vốn nổi tiếng là một thần đồng.
Hơn 1 tuổi, anh được mẹ dạy chữ. 2 tuổi, Ngụy Vĩnh Khang đã thành thạo 1000 ký tự tiếng Trung. 4 tuổi, anh cơ bản hoàn thành chương trình học tiểu học. 8 tuổi, anh thi đỗ vào trường trung học trọng điểm của tỉnh.
13 tuổi, Vĩnh Khang được nhận vào Khoa Vật lý của Trường Đại học Tương Đàm với điểm thi xuất sắc, trở thành sinh viên đại học trẻ nhất ở địa phương.
Bốn năm sau, anh lại thi đỗ cao học tại Trung tâm nghiên cứu Vật lý cao cấp của Viện Khoa học Trung Quốc với thành tích xếp thứ hai.
Với khả năng này, nhiều người đã nghĩ, Vĩnh Khang sẽ lấy bằng tiến sĩ một cách dễ dàng và là một thiên tài được người người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, thực tế luôn có những bất ngờ.
Ngụy Vĩnh Khang từng nổi tiếng là một thần đồng. |
Khi Vĩnh Khang 8 tuổi và học ở trường trung học trọng điểm của tỉnh, mẹ của anh- bà Tăng Học Mai đã thuê một phòng trọ ở gần trường. Hàng ngày bà chăm sóc cho Vĩnh Khang kỹ lưỡng.
Ngoài việc học, bà Tăng không để Vĩnh Khang can thiệp vào bất cứ việc gì. Vĩnh Khang ăn đã có mẹ đút, tắm đã có mẹ lo. Sáng ngủ dậy, bà còn cho sẵn kem đánh răng vào bàn chải, nhúng sẵn khăn mặt để Vĩnh Khang sử dụng…
Bà cũng không cho Vĩnh Khang giao lưu với bạn bè vì sợ anh lơ là việc học. Mỗi khi có bạn đến chơi, bà đều nói Vĩnh Khang đang học hoặc không có nhà để từ chối. Dần dần, bạn bè xa lánh, Ngụy Vĩnh Khang cũng hình thành thói quen không nói chuyện với ai.
Khi Vĩnh Khang vào học đại học, lấy lý do Vĩnh Khang còn nhỏ tuổi, bà Tăng xin nhà trường để được ở cạnh con. Nhà trường đã tạo điều kiện cho 2 mẹ con ở một căn phòng.
Bà Tăng vẫn hàng ngày làm mọi việc, Vĩnh Khang chỉ phải tập trung vào việc học.
Tuy nhiên, khi Vĩnh Khang học cao học, nhà trường yêu cầu anh phải sống tự lập.
Mẹ của Ngụy Vĩnh Khang - bà Tăng Học Mai. |
Tách rời khỏi mẹ, Vĩnh Khang rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Anh không biết tự sắp xếp việc học và cuộc sống của mình.
Anh không biết cởi bớt quần áo khi thấy nóng, không biết cách mặc thêm quần áo vào mùa đông, căn phòng Vĩnh Khang ở cũng bẩn thỉu vì không được dọn dẹp, quần áo không được giặt.
Anh cũng thường quên làm bài kiểm tra và viết luận văn. Vì thế, anh có điểm bài tập về nhà bằng 0 và việc không viết luận văn cuối cùng khiến anh mất cơ hội học tiến sĩ.
Tháng 7/2003, Vĩnh Khang không những không được nhận bằng thạc sĩ mà còn bị nhà trường buộc thôi học.
Nhận được tin từ nhà trường, bà Tăng lập tức đến tìm Vĩnh Khang. Bà dẫn con ra ngoài hành lang tòa nhà rồi hét lên: ‘Nhảy lầu hay đâm vào xe mà chết đi. Con làm mẹ tức chết’, nói rồi bà òa khóc. Sau buổi hôm đó, bà Tăng bỏ về quê ở Hồ Nam, không liên lạc với con trai.
Thấy mẹ giận dữ, Vĩnh Khang không dám về nhà. Anh đi lang thang qua 16 tỉnh trong suốt 39 ngày với 500 nhân dân tệ. Khi rơi vào tình trạng không còn xu dính túi, Vĩnh Khang nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát để tìm về với mẹ.
Lúc này, bà Tăng đã nhận ra sai lầm của mình. Bà nói: ‘Mọi việc xảy ra là do lỗi của tôi. Giá như ngoài việc yêu cầu con học, tôi dạy cho con những điều cơ bản, những kỹ năng sống thì mọi việc đã khác…’. Thế nhưng thời gian đã không thể quay trở lại.
Hiện nay, sau nhiều thất bại, Vĩnh Khang đang làm việc tại một công ty phát triển phần mềm. Anh chỉ là một nhân viên bình thường, công việc kéo dài đã 4 năm.
Anh cũng đã lấy vợ và có con.
Mỗi lần đến chơi với các cháu, bà được đề nghị không nói với các cháu những câu như: ‘Ở tuổi này, bố cháu đã …’.
Cô con dâu cũng có quan điểm: ‘Hãy để các cháu có một tuổi thơ hạnh phúc’, cho nên, bà chỉ cùng các cháu chơi những trò chơi yêu thích của trẻ.
Cô gái vượt bạo bệnh đi thi Hoa khôi Ngoại thương
19 tuổi, xinh đẹp, tương lai đầy rộng mở, cô sinh viên năm nhất ĐH Ngoại thương không bao giờ nghĩ, một ngày mình mắc bệnh ung thư.